Tìm Hiểu Về Nghề Kiến Trúc Sư Với Công Việc Đầy Sáng Tạo

Tìm Hiểu Về Nghề Kiến Trúc Sư Với Công Việc Đầy Sáng Tạo

Nói về Nghề Kiến Trúc Sư vẫn được coi là nghề danh giá tuy nhiên không ít những khó khăn và mặt trái của nghề mà bạn chưa biết tới. Hãy tìm hiểu về nghề kiến trúc sư: Nghề Kiến Trúc Sư Là Gì? làm gì và kinh nghiệm thực tế.

Tìm Hiểu Nghề Kiến Trúc Sư Là Gì, Làm Gì để quyết định có theo học nghề kiến trúc sư.

Đừng chỉ xem những vẻ bóng loáng của Nghề Kiến Trúc Sư như sáng tạo, trí tuệ…mà bạn nghĩ đây là nghề mình nên theo ngay. Bài viết sẽ cho bạn biết những điểm sáng của nghề kiến trúc sư cũng như những khó khăn của nghề kiến trúc sư ít ai biết tới.

NGHỀ KIẾN TRÚC SƯ LÀ GÌ VÀ LÀM NHỮNG GÌ?

Nghề kiến trúc sư là gì? Kiến Trúc Sư là những người thực hiện thiết kế kiến trúc cho các công trình dân dụng, công nghiệp bao gồm: quy hoạch không gian cho mảnh đất, đưa ra ý tưởng thiết kế cho công trình đạt giá trị cao về thẩm mỹ, công năng sử dụng, tối ưu hóa các nhu cầu sinh hoạt như ở, vui chơi, làm việc, giải trí…; tư vấn chất liệu vật liệu cho công trình đạt tính thẩm mỹ và bền bỉ, đảm bảo giải pháp thiết kế hài hòa, đẹp mắt và phù hợp với cảnh quan đô thị…

NHỮNG DANH GIÁ MÀ NGHỀ KIẾN TRÚC SƯ ĐEM LẠI

Kiến trúc sư được coi như nhà sáng tạo giải pháp không gian sống, đem lại cho con người cuộc sống tiện nghi, giá trị và ý nghĩa hơn. Chính vì vậy, khi tìm hiểu về nghề kiến trúc sư không có gì bàn cãi khi nghề kiến trúc sư được coi là nghề danh giá, sáng tạo và đầy trí tuệ. Kiến trúc sư góp phần thay đổi giúp cuộc sống của con người trở nên tiến bộ, văn minh hơn qua chính những công trình bạn được ở, làm việc, vui chơi, giải trí…

MẶT TRÁI CỦA NGHỀ KIẾN TRÚC SƯ

Nghề kiến trúc sư thực sự chỉ danh giá khi chủ đầu tư là người nhận thức được giá trị giải pháp mà kiến trúc sư thực hiện. Nhưng trong thực tế do thói quen, tư tưởng của nhiều chủ nhà, chủ đầu tư chưa thực sự tiến bộ, sự hiểu biết còn hạn chế nên công việc của nghề kiến trúc làm còn nhiều khó khăn, cũng có thể gọi là mặt trái của nghề.

Khó khăn và mặt trái của nghề kiến trúc sư là gì

Tham khảo từ những kinh nghiệm làm nghề kiến trúc sư nhiêu năm trong ngành. Hãy cùng tìm hiểu về nghề kiến trúc sư ở những mặt nan giải và khó khăn là gì nhé:

  1. Nghề kiến trúc sư nan giải trong công việc sáng tạo và thiết kế

Chủ nhà ở Việt Nam khi xây dựng một ngôi nhà chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố: người thân, hàng xóm, từ nhà thi công xây dựng, thầy phong thủy…nên dễ bị xao động và khó theo toàn bộ sự tư vấn của kiến trúc sư. Thậm chí là bác bỏ ý tưởng của kiến trúc sư dẫn đến giải pháp thiết kế thất bại.

Chủ nhà ở Việt Nam ít nhiều còn chưa đánh giá cao các giải pháp sáng tạo, họ thường nhìn nhận những công trình đẹp hay xấu dựa trên những công trình đã có, sự bàn tán và đánh giá của người xung quanh. Một công trình mới toanh khác biệt cũng khó có thể được chấp nhận ngay.

Do vậy nghề kiến trúc sư cũng nan giải trong việc thuyết phục khách hàng lựa chọn giải pháp thiết kế mà họ đưa ra.

  1. Nghề kiến trúc sư có thực sự mang lại mức lương hấp dẫn? Kiến trúc sư lương bao nhiêu, nghề kiến trúc sư lương có cao không?

Nghề kiến trúc sư có thể đem lại mức lương từ 15-30 triệu/tháng nhưng đó là khi bạn đã có kinh nghiệm khoảng 3 năm trở lên, ngoài ra để có mức lương này thời gian kiến trúc sư bỏ ra làm việc cũng không ít.

Do vậy một kiến trúc sư trẻ mới vào nghề thì mức lương trung bình chứ không hề cao so với nghề khác. Bạn hãy suy nghĩ và chắc chắn đam mê với nghề để chấp nhận mức lương thấp trong 2-3 năm đầu vào nghề kiến trúc sư. Để rõ hơn mời bạn tham khảo chi tiết hơn qua bài viết: Cơ Hội Việc Làm Khi Học Kiến Trúc Sư

Đồng thời bạn cũng cần biết nghề nào cũng có người thu nhập cao và có người thu nhập kém hơn. Cũng  có khoảng 25-30% những kiến trúc sư dù đã có kinh nghiệm 3-7 năm nhưng mức lương vẫn lẹt đẹt chứ không phải 100% kiến trúc sư có lương cao.

Tìm hiểu nghề kiến trúc sư mức lương và cơ hội việc làm

  1. Nghề kiến trúc sư phải nỗ lực làm việc mới có vị trí và thành công

Đừng nghĩ có tấm bằng đại học ngành kiến trúc là đã oai và có thu nhập tốt, nghề kiến trúc sư cũng là một nghề đầy sự cạnh tranh. Như đã đề cập ở trên, ngành nào cũng có người giỏi và người kém, bạn muốn trở thành kiến trúc sư có vị trí và tự tin về bản thân thì thực sự phải nỗ lực rất nhiều. Bạn cũng cần học hỏi kinh nghiệm làm nghề kiến trúc sư của những người đi trước, để tránh những khó khăn và sai lầm trong thực hiện dự án thiết kế của mình. Không có gì đem lại thành công tốt hơn là sự chăm chỉ và nỗ lực trong nghề kiến trúc sư. 

TÌM HIỀU VỀ NGHỀ KIẾN TRÚC SƯ TRƯỚC KHI QUYẾT ĐỊNH THEO HỌC

Nhiều bạn không có anh em, cha bác, họ hàng làm nghề kiến trúc sư đôi khi không khỏi băn khoăn và không biết chia sẻ việc có nên học nghề kiến trúc sư với ai. Bạn hãy suy nghĩ đơn giản như này: nghề nào cũng có mặt thú vị và mặt khó khăn của nó, nghề kiến trúc sư cũng vậy, nếu bạn đủ yêu thích và nỗ lực thì bạn sẽ vượt qua. Bạn nên tìm hiểu về nghề kiến trúc sư thật kỹ càng. Nếu bạn đã tìm hiểu những thú vị và cả những khó khăn trong nghề kiến trúc sư mà đam mê của bạn không hề giảm thì đừng ngần ngại hãy quyết tâm theo đuổi nghề kiến trúc một nghề đầy thú vị và sáng tạo này.

Kiến thức không thể thiếu cho những người mới bắt đầu: Học Kiến Trúc Sư 10 Điều Thú Vị Khi Học Làm Nghề Kiến Trúc Sư. Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn đừng ngần ngại để lại comment hoặc gọi cho AWE để được tư vấn đầy đủ hơn nữa về nghề kiến trúc sư này nhé.

Các bài viết liên quan được tham khảo nhiều nhất:

Lớp học vẽ thi ngành kiến trúc khối H & khối V
Kiến Trúc Sư Học Trường Nào
Học kiến trúc sư online
Khóa học kiến trúc thực hành làm công việc của kiến trúc sư

–  Cấu Hình Máy Tính Cho Kiến Trúc Sư

Subscribe
Notify of
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments

Tin liên quan

10 Loại cây trồng bồn hoa trước nhà đẹp mê ly, hút tài lộc
Bật mí: Hai cửa phòng ngủ đối diện nhau có sao không?
TOP 5+ Những loại hoa không nên trồng trước nhà để tránh vận đen
Khóa Học Thiết Kế Nội Thất Hà Nội – Cơ Hội Việc Làm Hấp Dẫn
6 Cách hóa giải nhà có 2 cửa thông nhau, xua tan vận xui
Tuổi Tân Hợi làm nhà năm 2025: May mắn hay rủi ro?
Học phí học thiết kế nội thất có đắt không? Giải đáp chi tiết
Đăng ký học thiết kế nội thất: Đầu tư cho tương lai của bạn
Tuổi Tân Sửu làm nhà năm 2025 có tốt không?
Bỏ túi ngay các khóa học ngắn hạn nên học chất lượng nhất
Tuổi Nhâm Tuất xây nhà năm 2025: Nên hay không?
TOP 10 Các khóa học nghề ngắn hạn chất lượng 2024
DMCA.com Protection Status