Mục lục bài viết
Ngành trang trí nội thất phát triển khiến học nghề mộc trở nên hấp dẫn hơn bao giờ hết nhưng không phải ai cũng thành công khi học nghề mộc. Tính cách của người làm nghề mộc là một trong những yếu tố quyết định cho sự thành công trong công việc, vậy để thành công trong nghề người làm nghề mộc bạn cần có tính cách nào?
Bên cạnh việc nên tìm hiểu tư vấn của AWE về học nghề mộc ở đâu tốt nhất bạn còn cần chuẩn bị sẵn 5 bí quyết giúp bạn học nghề mộc thành công sau đây. Đây cũng là những điều giúp bạn biết rõ mình có nên học nghề mộc.
Cần cù, chăm chỉ
Sau khóa học nghề mộc tại AWE học viên có thể đạt mưc lương 10-15 triệu ngay sau khi học chưa kể làm tăng ca. Tuy nhiên mức lương này không dành cho những bạn ngại việc và không chăm chỉ. Nghề nghiệp nào cũng yêu cầu sự chăm chỉ nhưng đối với nghề mộc sự chăm chỉ của người làm nghề có thể sẽ phải hơn nhiều lần. Sẽ thật sai lầm với suy nghĩ làm nghề mộc sẽ chỉ cần học về gỗ về các cách chạm trổ, để trở thành một người làm nghề mộc thành công người làm nghề này cần học nhiều kiến thức hơn thế, trước khi bắt đầu với công việc cần trang bị những kiến thức cần thiết, đó là:
- Kiến thức về vật liệu: nghề mộc là nghề làm việc chủ yếu với vật liệu là gỗ, người làm mộc phải học cách nhận biết cấu tạo, tính chất các loại gỗ để có thể làm được những sản phẩm phù hợp.
- Kiến thức về công cụ, dụng cụ (máy móc, công cụ, quy trình,…): đây là một trong những điều người làm mộc bắt buộc phải học để làm ra các sản phẩm.
- Kiến thức về các phần mềm (3Dsmax, Autocad,…): nhiều người làm nghề mộc nghĩ rằng sẽ không cần phải có những kiến thức này nhưng đây là yếu tố giúp tạo ra những bản thiết kế chính xác trước khi làm sản phẩm.
- Kiến thức về kĩ thuật.
Như vậy, để bắt đầu với nghề mộc, bạn cần trang bị đầy đủ một khối lượng kiến thức khá lớn, mỗi mảng kiến thức đều bao gồm rất nhiều điều phải học và ghi nhớ, yêu cầu một quá trình học tập lâu dài. Sẽ không thể đạt được kết quả như mong muốn nếu người làm nghề không kiên trì và chăm chỉ học những kiến thức nền tảng cơ bản nhất.
Không chỉ chăm chỉ trong kiến thức nghề mộc người làm nghề mộc còn cần học hỏi những kiến thức liên quan đến nghề của mình như nhu cầu thực tế của khách hàng về trang trí nội ngoại thất.
Không ngại học hỏi
Nếu chỉ cần cù tỉ mỉ với công việc quanh quẩn ở xưởng mà không học hỏi những kiến thức từ bên ngoài thì bạn cũng chỉ đến đích cao nhất là người thợ giỏi. Tại trung tâm dạy nghề AWE khi học nghề mộc bạn không chỉ được học các kiến thức để làm thợ mộc và thật sự là bạn học để đạt tới sự thành công cao nhất trong nghề mộc.
Để trở thành chủ xưởng mộc hoặc trở thành những người quản lý xưởng mộc giỏi bạn còn cần học hỏi thêm nhiều kiến thức. Rất nhiều bạn học viên khi học nghề mộc tại AWE thường hỏi học xong có mở được xưởng không, vậy đây là những kiến thức bạn cần học thêm nếu học nghề mộc để mở xưởng mộc nhé:
– Nhu cầu trang trí nội thất của khách hàng khu vực mà bạn muốn mở xưởng mộc: hiểu rõ thị hiếu về thẩm mỹ, kiểu dáng, chất liệu gỗ mà khách hàng hay yêu cầu…
– Kỹ năng tư vấn công trình từ bố trí mặt bằng, tư vấn công năng sử dụng, đến kiểu dáng, lựa chọn vật liệu.
– Biết thêm về thiết kế nội thất: Để làm chủ xưởng mộc bạn cũng nên biết cơ bản về thiết kế nội thất, hơn 50% xưởng mộc hiện nay có phòng thiết kế nội thất và đội ngũ thiết kế nội thất làm việc có thể thực hiện cả công trình thiết kế và thi công nội thất.
– Kỹ năng quản lý xưởng mộc, quản lý công trình thi công nội thất sao cho tối ưu hóa chi phí và tối đa hiệu quả công suất, giảm tối thiểu các sai sót trong sản xuất…
Sự tỉ mỉ, cẩn thận
– Tỉ mỉ, cẩn thận trong sản xuất sản phẩm nội thất là yêu cầu cần có khi bạn học nghề mộc và trở thành người thợ mộc giỏi. Với một sự sai sót nhỏ trong làm nghề mộc cũng có thể xảy ra tổn thất chục, hàng trăm triệu.
Trước khi học nghề bạn nhớ rằng nghề mộc đòi hỏi sự chính xác cao trong tất cả các bước để làm ra thành phẩm, đòi hỏi sự tỉ mỉ trong những chi tiết gia công nhỏ lẻ bởi những sản phẩm phổ biến như giường, tủ, bàn ghế… hằng ngày chúng ta sử dụng có những chi tiết hoa văn rất phức tạp, nếu không tỉ mỉ cẩn thận sẽ dễ dẫn đến “sai một li đi một dặm” hoặc không làm hài lòng yêu cầu của khách hàng.
– Tỉ mỉ, cẩn thận trong môi trường làm việc
Nghề mộc là nghề cần sử dụng rất nhiều các loại công cụ, dụng cụ có thể gây nguy hiểm bởi vậy khi đến với nghề mộc, người làm nghề cần trang bị cho mình sự gọn gàng trong môi trường làm việc hằng ngày và đảm bảo an toàn với những vật dụng được sử dụng.
Thích cái đẹp và sáng tạo trong công việc
Bản chất của nghề mộc là làm ra những sản phẩm không chỉ có ích cho đời sống hằng ngày mà còn tạo nên vẻ đẹp cho không gian sống, bởi vây có thể nói làm nghề mộc là làm nên cái đẹp. Một trong những yếu tố quan trọng để thành công trong nghề mộc là người học nghề mộc và làm nghề phải yêu cái đẹp và có trí sáng tạo không ngừng.
Nhu cầu về cái đẹp của con người không có điểm dừng bởi vậy mà người làm nghề mộc cũng phải luôn tự làm mới các sản phẩm của mình để có thể đáp ứng nhu cầu của xã hội. Có sáng tạo mới có những sản phẩm mới, có yêu cái đẹp mới tạo ra những sản phẩm đẹp.
Yêu thích đồ gỗ và am hiểu về phụ kiện nội thất
Nói về nghề mộc thì chắc chắn phải nói về các sản phẩm gỗ, gỗ không chỉ là vật liệu chính của nghề mộc mà còn được coi là “linh hồn” của nghề mộc. Người làm nghề mộc là người trực tiếp làm ra các sản phầm đồ gỗ, bởi vậy nếu không yêu đồ gỗ – thành quả mà người làm nghề trực tiếp làm ra, liệu họ có thể làm ra những sản phẩm hoàn hảo nhất? Làm ra những sản phẩm hoàn hảo làm hài lòng khách hàng là thành công đối với người làm nghề mộc do đó yêu thích đồ gỗ chính là một trong những yếu tố quan trọng đối với người làm nghề!
Yêu thích và am hiểu về gỗ cũng giúp bạn dễ dàng tư vấn cho khách hàng về công năng, độ bền của sản phẩm nội thất gỗ. Bên cạnh gỗ bạn cần am hiểu các dòng các phụ kiện như tay nắm, bản lể, ray trượt, tay nâng…và hiểu ưu nhược điểm của từng dòng.
________________________________________________________
TRƯỜNG ĐÀO TẠO THIẾT KẾ NỘI THẤT AWE
Địa chỉ: Số 9 Ngõ 102, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0932 662 186
Fanpage: facebook.com/hocthietkenoithat
Tiktok: tiktok.com/@aweeducation
Youtube: youtube.com/@truongAWE