Thể loại: Định hướng nghề

Nâng cao sự tập trung khi học tập của bạn nhờ thực hành chánh niệm

Sự quan trọng của học tập là bạn tích lũy kiến thức, kỹ năng để phục vụ cho mục tiêu phát triển trong tương lai. Tuy nhiên trong quá trình học tập với bất kỳ chương trình nào cũng có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, sự phấn chấn, háo hức mới đầu có thể dần mất đi trong tiến trình dài của việc học.

Vậy những cách nào có thể giúp bạn lấy lại những cảm hứng ấy, làm thế nào để tập trung học mà không phải lo lắng điều gì? Hãy thực hành những bài tập dựa trên phương pháp Thiền trong chánh niệm của Đạo Phật.

Xem thêm: Khóa học thiết kế nội thất chuyên nghiệp AWE
                  Khóa học 3dsmax thiết kế nội thất AWE

Nhu cầu học tập là một nhu cầu tất yếu dể giúp bạn theo đuổi đam mê, sở thích, nhu cầu về công việc, thậm chí là tham vọng của bạn. Ban đầu, bạn thường chia sẻ những dự định sau khóa học với gia đình và bạn bè để bắt đầu khóa học với đầy những cố gắng, tin tưởng và hào hứng đạt được kết quả tốt nhất. Bạn nhận lại những lời động viên, chia sẻ, giúp đỡ về kiến thức.

Sớm hay muộn, thời gian tiếp cận với khóa học, với môi trường học mới, bạn bè mới, lĩnh vực học mới, vài ngày đến vài tuần thì khi đó bạn đã bắt đầu xuống dẫn cảm hứng ban đầu. Nhiều học viên có thể gặp khó khăn khi tiếp thu kiến thức, hoặc không tin được sự liên kết giữa các công cụ, kiến thức và cảm thấy căng thẳng trong các chương trình học. Trong lớp học có sự không đồng đều về khả năng của mỗi người càng làm cho bạn thêm áp lực, bạn lo rằng liệu có tiếp tục được nữa hay dừng lại, hay do mình chưa cố gắng, còn lười… căng thẳng và áp ;ực càng làm bạn trở nên khó khăn tập trung hơn đề hoàn thành các bài tập.

Sinh viên, học viên cũng là những nghiên cứu sinh và điều quan trọng trong học tập là bạn phải chủ động, tập trung tìm hiểu và hệ thống lại kiến thức. Ngoài ra, với một khóa học, chương trình giảng dạy, phương pháp giảng dạy là cái quan trọng để ở đó bạn, học viên tìm được cảm hứng, có cảm xúc trong khi học. Như đã nói ở trên dưới đây là những chia sẻ cho bạn 3 kỹ năng giữ tinh thần, dựa trên thực hành chánh niệm căn bản trong Đạo Phật có thể có lợi cho bạn trong việc kiểm soát việc tập trung tư duy, học tập của bạn.

Chánh niệm là gì?

Chánh niệm là chú tâm một cách cụ thể vào thời điểm hiện tại không xét đoán. Chánh niệm chú ý đến “ở đây và hiện tại” mà không có bất kỳ giải thích nào. Trong tiếng Nhật và tiếng Trung, từ đại diện cho chánh niệm là ‘念’ bao gồm ‘今’ có nghĩa là ‘bây giờ’ và ‘心’ ‘tâm’

Thực hành chánh niệm đã tồn tại trong Phật giáo như một cách dẫn nhập thân và tâm hợp nhất, phổ biến khắp từ phươn Đông sang đến phương Tây, với phương châm trở về Nguồn Cội Thiền chánh niệm có cách tiếp cận khá đơn giản nhưng hiệu quả để giúp chúng ta đối mặt với căng thẳng, lo lắng và các triệu chứng khác mà chúng ta có thể cảm thấy. Muốn nuôi dưỡng chánh niệm, thì phương pháp thở là phương pháp hay nhất và cực kỳ quan trọng.

Quán niệm hơi thở

Hơi thở là một quá trình trao đổi chất trọng yếu của con người, nhưng khi ta ta thường không hay chú ý đến nhịp thở, cũng như sự vận hành của nó. Do nhiều yếu tố tác động phần đa do những công việc, thói quen, hoặc những suy nghĩ viển vông khiến ta đánh mất đi sự chú tâm đến hơi thở. Trong thiền chánh niệm để nắm bắt phút giây hiện tại thì quán niệm hơi thở là điều quan trọng nhất. Khi ta lo lắng, căng thẳng, thì hơi thở của ta không bình thường, có thể nhanh hơn hoặc nông hơn, ta cảm thấy mệt mỏi.

Chúng ta có thể chánh niệm khi bước đi, khi ngồi, khi ăn, khi nói. Nhưng khi nắm vững hơi thở thì chúng ta duy trì chánh niệm được lâu dài hơn. Chừng nào còn nắm được hơi thở, chừng đó ta còn duy trì được chánh niệm. Ngoài ra, bằng cách lắng tâm vào hơi thở của bạn, bạn có thể làm giảm căng thẳng và lo lắng. Bài tập này đặc biệt hữu ích để làm ngay trước khi bạn bắt đầu học. 

Các bước thực tập hơi thở

Bước một: biết rõ hơi thở vào, ra, dài, ngắn.

Các bạn có thể dùng câu kệ: “Thở vào ta biết ta đang thở vào, thở ra ta biết ta đang thở ra”

Bạn chỉ đơn thuần theo dõi và nhận biết rõ ràng hơi thở vào dài / hơi thở ra dài, hoặc hơi thở vào ngắn / hơi thở ra ngắn. Ở đây, bạn chỉ cố gắng biết rõ bốn biểu hiện của hơi thở: vào / ra; dài / ngắn. Phải biết rõ các biểu hiện của từng hơi thở một cách cụ thể để giữ tâm tỉnh thức, không tán loạn (suy nghĩ lung tung) và đạt đến sự định tâm. Khi tâm trở nên yên tịnh (không còn phóng tâm) và hơi thở trở nên nhẹ nhàng, bạn có thể chuyển qua bước hai kế tiếp.

Bước hai: “Cảm giác toàn thân hơi thở vào”—“Cảm giác toàn thân hơi thở ra”

Cố gắng nhận biết rõ toàn thể hơi thở, bao gồm: điểm đầu-giữa-cuối của hơi thở vào, và điểm đầu-giữa-cuối của hơi thở ra. Đây là sự nỗ lực ghi nhận toàn thể luồng hơi thở một cách rõ ràng. Điểm quan trọng của bước thực tập này là bạn nên để sự chú ý (niệm) ngay tại điểm xúc chạm và nhận biết luồng hơi thở vào ra một cách trọn vẹn. Không nên đem tâm đi theo luồng hơi thở vào bên trong cơ thể hay đi ra khỏi điểm xúc chạm; vì làm như thế tâm bạn sẽ trở nên tán loạn.

Bước Ba: “An tịnh thân hành, tôi thở vào”—An tịnh thân hành, tôi thở ra”

Cố gắng duy trì chánh niệm và tỉnh giác về hơi thở một cách liên tục với quyết tâm làm cho hơi thở, thân, và tâm trở nên an tịnh. Nếu hơi thở vẫn chưa dịu dàng, an tịnh, bạn nên thầm khởi niệm rằng “Nguyện cho hơi thở của tôi được an tịnh.” Khi phát khởi quyết tâm như thế, hơi thở sẽ dần trở nên an tịnh. Hơi thở an tịnh thì thân và tâm sẽ an tịnh. Ở bước này, hơi thở thường trở nên rất vi tế khó nhận diện; có lúc nó dường như không hiện hữu, nhưng đấy chỉ là cảm giác an tịnh của hơi thở. Bạn cứ giữ tâm tại điểm xúc chạm, hơi thở sẽ xuất hiện rõ ràng trở lại.

Đó là những điều căn bản của phương pháp thiền quán niệm hơi thở, các bạn thực tập hằng ngày có thể đạt được sự tập trung không chỉ khi học mà ngay cả khi làm việc, khi nói chuyện, đi đứng nằm ngồi.

Hiểu rõ cơ thể bạn

Một cách tương đối dễ dàng để chú ý đến ‘ở đây và bây giờ’ là điều chỉnh và nhận thức được các giác quan vật lý của bạn (cơ thể). Cảm xúc của bạn có thể được chú ý bằng cách chú ý đến kết nối cơ thể và tâm trí của bạn. Thông thường khi mọi người bận rộn, họ quên nhận thấy tình cảm của họ. Nếu điều này kéo dài trong một thời gian dài, đôi khi nó có thể dẫn đến một người đang phát triển các vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ và tinh thần. Bằng cách luyện tập kỹ năng chẩn đoán chánh niệm, bạn có thể phát triển khả năng nhận biết được tình cảm của mình, giảm nguy cơ mắc phải vấn đề nghiêm trọng về sức khoẻ tâm thần. Đây là một ví dụ về kỹ thuật quét cơ thể.

  • Bước 1. Ngồi thoải mái trên ghế. Đặt bàn chân của bạn phẳng trên sàn nhà và nghỉ ngơi bàn tay của bạn trên đầu gối của bạn. Đóng mắt và thở chậm.
  • Bước 2. Khi bạn thở chậm, hãy chú ý đến việc không khí đi qua mũi và miệng của bạn như thế nào. Mở rộng nhận thức của bạn cho từng phần khuôn mặt của bạn. Lưu ý nơi chúng được đặt, chúng ấm áp như thế nào, chúng di chuyển như thế nào
  • Bước 3. Tiếp tục thở chậm. Khi bạn làm vậy, hãy nhận biết cơ thể trên của bạn, làm việc từ cổ đến vai, cánh tay, ngực và dạ dày.
  • Bước 4. Tiến hành theo cách của bạn xuống dưới cơ thể, bắt đầu từ mông và cuối cùng chuyển sang đùi, đầu gối, bắp chân, cổ chân, mắt cá chân và ngón chân.
  • Bước 5. Mở rộng nhận thức của bạn cho toàn bộ cơ thể. Chú ý cảm giác của bạn bây giờ.

Thiền hành (thiền đi).

Đây là một loại kỹ thuật thiền trong khi bạn di chuyển và điều chỉnh cơ thể của bạn trong trạng thái thiền định, từ đó tạo ra nhận thức về cơ thể của bạn. Đi 10-15 phút và đi bộ không có mục đích, hướng nội tâm quay về vơi hơi thở và nhịp của bàn chân. Thiền hành này nên được thực hiện trong một môi trường an toàn nơi bạn cảm thấy thoải mái. Trong khi mua hàng tạp hóa hoặc đi bộ đến hộp bưu điện có thể không phù hợp!

Thiền hành bắt đầu khi bạn cảm thấy tư thế đứng. Hít thở từ từ và sâu, đứng thẳng và cảm thấy bàn chân, cẳng chân, lưng, phần trên cơ thể, cổ và đầu. Khi bạn làm việc này, hãy tìm một nơi thoải mái để đi. Thông thường mọi người nhìn xuống dưới để tập trung vào cảm giác cơ thể của họ. Khi bạn đã truyền bá nhận thức cho toàn bộ cơ thể, hãy thực hiện bước đầu tiên. Cảm thấy bàn chân di chuyển như thế nào; Làm thế nào nó chạm và đất trên sàn nhà, sau đó làm thế nào trọng lượng cơ thể của bạn ngồi trên bàn chân của bạn. Tương tự, chú ý đến chân kia tiến về phía trước. Lặp lại quá trình này, và nhớ để chú ý đến cơ thể của bạn.

Khuyên bạn nên đi thiền hành với nhiều người hoặc nơi yên tĩnh để có hiệu quả, thiền hành là một trong những cách thực tập rất thường xuyên khi Đức Phật còn tại thế.

Lợi ích của việc thực hành chánh niệm

Hoàn thành một chương trình học tập, khóa học bạn cần có sự tập trung. Bạn có thể gặp vấn đề về cảm xúc trong suốt thời gian học, lo lắng, căng thẳng về kiến thức, làm bài tập, mối quan hệ, công việc… Các bài tập chánh niệm tôi đã mô tả ở đây có thể được thực hiện tương đối dễ dàng và chỉ mất tối đa 15 phút trong ngày của bạn. Thực hành chánh niệm có thể giúp bạn lấy lại sự tập trung vào công việc, học tập và sẽ mang lại lợi ích cho bạn rất nhiều. Chìa khóa là tính nhất quán “tịch tĩnh”. Giống như chơi piano, nếu bạn luyện tập mỗi ngày, bạn sẽ thu được những phần thưởng tuyệt vời.

 

Xuất bản bởi
AWE