Bạn Cần Biết

Gia cố móng nâng tầng: Lý do và Các bước gia cố

Gia cố móng nâng tầng, cải tạo ngôi nhà cũ và nâng tầng rất phổ biến. Nhu cầu này gây nhiều khó khăn hơn cho các đơn vị thi công. Lý do chính là do nhiều ngôi nhà trước đây được xây dựng tự phát bởi những thợ xây không chuyên sâu về lý thuyết. Vậy tại sao phải gia cố móng và các bước gia cố móng như nào? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!

Gia cố móng nâng tầng: Lý do và Các bước gia cố

Tại sao phải gia cố móng nâng tầng?

Nhiều căn nhà có chất lượng không tốt, sau thời gian sử dụng bị thấm nước, mốc tường, nướt tường. Cùng với việc bố trí đồ nội thất không khoa học, ánh sáng, thông gió cũng cần xử lý. Ngoài ra, các gia đình muốn tăng thêm diện tích sử dụng nên cần phải gia cố móng.

Lý do tại sao nhiều người chọn gia cố móng để nâng tầng là do việc cải tạo nhà cũ như vậy chỉ tốn 1/3 chi phí so với xây mới hoàn toàn. Vì chúng ta vẫn tận dụng được phần móng, phần tường bao và phần sàn của công trình.

Đây có lẽ chính là lý do vì sao mà nhiều gia đình lựa chọn gia cố móng nâng tầng thay vì xây mới hoàn toàn

Tuy nhiên Có không ít khó khăn bởi những hạn chế do cấu trúc cố định của ngôi nhà cũ ảnh hưởng đến việc cải tạo, nâng tầng để sử dụng sau này.

Một số lưu ý khi gia cố móng nâng tầng

  • Kiểm tra độ chặt của đất, yêu cầu của khung kết cấu ở vị trí móng để có thể xác định nên sửa, thêm móng như thế nào.
  • Xác định việc gia cố móng không ảnh hưởng đến các hộ gia đình khác (thường nhà cấp 4 sẽ bị lún)
  • Đào toàn bộ đất đến chân móng cũ, xác định tình trạng của móng.

Các bước khi gia cố móng cho việc nâng tầng

Để sửa chữa và gia cố móng nâng tầng tốt nhất, các bạn nên chú ý vào các bước gia cố móng dưới đây:

  • Bước 1: Khảo sát hệ thống dầm, cột, móng và hiện trạng của công trình cần cải tạo.

  • Bước 2: Đưa ra phương án cải tạo nhằm đạt được các không gian trong nhà hợp lý, thuận tiện dựa trên kết cấu hiện tại để đáp ứng các tiêu chuẩn về ánh sáng và thông gió nhưng vẫn phù hợp với hệ kết cấu cũ. Tại bước này, ta cũng có thể đề cập đến phương án gia cố một số vị trí móng để cấy thêm cột để thay đổi một phần hệ thống kết cấu chịu lực cho mục đích đạt được những không gian trong nhà như mong muốn cũng như để thay đổi hình thức kiến trúc bên ngôi nhà.

  • Bước 3: Xử lý những hiện tượng xấu của ngôi nhà cũ như thấm ngược chân tường gây nên bở, mốc tường, nứt tường, sàn võng, nứt cổ trần, cấy dầm và sàn mới.

Móng nhà chính là phần quan trọng nhất của cả ngôi nhà, nó ảnh hưởng đến sự chắc chắn của ngôi nhà trước các tác động trong và ngoài. Chính vì vậy mà việc dành sự chú ý đặc biệt cho phần móng là điều cần thiết trước khi cải tạo, sửa sang kiến trúc nhà cửa.

Trước khi sửa chữa nhà hoặc gia cố móng nâng tầng thì việc kiểm tra kỹ nền móng cũ không thể bỏ qua, cần trao đổi một cách kỹ càng về phương án cải tạo với đội thi công, đảm bảo việc sửa chữa có thể đạt được kết quả tốt nhất!

 

Xuất bản bởi
NGUYEN MINH