Nhân trắc học yếu tố con người trong thiết kế nội thất

Nhân trắc học yếu tố con người trong thiết kế nội thất

Nhân trắc học môn khoa học về con người, bản thể của con người, những gì tuyệt diệu nhất về con người mà ngày nay vẫn chưa có câu trả lời xác đáng. Việc áp dụng nhân trắc học trong thiết kế nội thất ngày nay đã trở nên phổ biến và được nhiều người áp dụng và nhân trắc học có ý nghĩa như thế nào trong nội thất. 

nhan-trac-hoc-trong-thiet-ke-noi-that-07

Đối với các nhà thiết kế nội thất chuyên nghiệp thì khái niệm nhân trắc học không còn quá xa lạ khi mà ứng dụng của môn khoa học này ngày một phổ biến trong ngành thiết kế nội thất, đặc biệt đó là cơ sở để xác định tiêu chuẩn kích thước không gian. Chính vì thế mà khi Học thiết kế nội thất ngoài kiến thức về phong thủy hay vật liệu thì những lý thuyết liên quan đến nhân trắc học luôn được nhiều người quan tâm.

YẾU TỐ NÀO MỚI GIÚP BẠN TRỞ THÀNH NHÀ THIẾT KẾ NỘI THẤT THỰC SỰ

Trước khi khám phá kỹ hơn về nhân trắc học và những yếu tố con người trong thiết kế nội thất, chúng ta nên tìm hiểu xem nhân trắc học là gì? Toàn bộ các khái niệm về nhân trắc học được AWE chia sẻ chi tiết tại bài viết sau: Nhân trắc học là gì?

Nhân trắc học là gì?

Nhân trắc học được định nghĩa là môn khoa học  nghiên cứu về phương pháp đo trên cơ thể người và sử dụng toán học để phân tích những kết quả đo được nhằm tìm hiểu các quy luật về phát triển hình thái người từ đó vận dụng các quy luật đó vào việc giải quyết những yêu cầu thực tiễn của khoa học và đời sống. Trong thiết kế nội thất, nghiên cứu nhân trắc học giúp cho việc tính toán kích thước trong thiết kế phù hợp với yêu cầu sử dụng, tạo sự “gần người” hơn.

Cho đến những năm giữa thế kỷ XX, dường như hầu hết các ngành trong lĩnh vực thiết công nghiệp liên quan đến con người đều sử dụng những dữ liệu nhân trắc học. Đặc biệt, với việc xác định kích thước trong thiết kế nội thất, nhân trắc học có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Dựa trên những nghiên cứu về cơ thể người, nhân trắc học cung cấp những thông số chính xác về chiều cao, chiều dài, chiều sải tay hay bước chân của con người theo từng độ tuổi, giới tính, từ đó nhà thiết kế nội thất có những tính toán để lựa chọn chiều cao, chiều rộng đồ đạc nội thất cũng như kích thước không gian nội thất phù hợp.

nhan-trac-hoc-trong-thiet-ke-noi-that-0

Nhân trắc học được chia thành nhân trắc tĩnh và nhân trắc động.

Nếu như nhân trắc động được ứng dụng nhiều trong các thiết kế không gian hoạt động của từng bộ phận hay toàn bộ cơ thể con người, thiết bị hay công cụ sản xuất thì thiết kế nội thất vận dụng nhiều hơn kết quả nghiên cứu của nhân trắc tĩnh, đó là dữ liệu về mối quan hệ giữa cơ thể người và kích thước đồ nội thất, khoảng cách và tọa độ trong không gian nội thất.

Nhân trắc học con người Việt Nam và ứng dụng trong thiết kế nội thất

Phần sau đây trình bày một số nhận xét tổng quát về tầm vóc cơ thể người Việt Nam (trong lứa tuổi lao động) căn cứ vào tập “Atlat nhân trắc học Việt nam trong lứa tuổi lao động”. Dưới đây chỉ giới thiệu một số dấu hiệu cơ bản về nhân trắc tĩnh:

Chiều cao đứng

Chiều cao đứng là một trong những kích thước được nhà thiết kế nội thất sử dụng nhiều trong thiết kế bởi vì đây là thông số phổ biến nhất trong hầu hết các thiết kế không gian sinh hoạt của gia đình. Theo nghiên cứu của nhân trắc học thì biểu hiện tầm vóc con người, thường thay đổi theo chủng tộc, giới tính và cũng chịu ảnh hưởng một phần của môi trường, hoàn cảnh sống, xã hội.

Chiều cao trung bình cả nước thì nam giới cao 161,2 cm, nữ giới cao 151,6cm; khoảng chênh lệch giữa hai giới là 9,6 cm. Tuy nhiên, nếu tính trung bình cho từng miền địa lý thì số chiều cao trung bình có một sự chênh lệch nhỏ như sau:

Chiều cao đứng

Bắc

Trung

Nam

Nam giới (cm)

160,8

161,3

161,9

Nữ giới (cm)

150,9

151,91

152,1

nhan-trac-hoc-trong-thiet-ke-noi-that-2

Chiều cao ngồi

Chiều cao ngồi là thông số phổ biến thứ hai sau chiều cao đứng. Nó có ý nghĩa trong việc thiết kế chỗ làm việc trong tư thế ngồi. Chiều cao ngồi còn dược dùng để thay thế cho bề dài phần thân trên khi cần so sánh với bề dài phần thân dưới.

Chiều cao ngồi của nam giới là 84,4 cm, của nữ giới là 79,5 cm và chênh lệch giữa hai giới là 4,9 cm. Chiều cao ngồi trung bình giữa các miền cũng có độ chênh lệch nhất định

Chiều cao đứng

Bắc

Trung

Nam

Nam giới (cm)

84,4

84

84,9

Nữ giới (cm)

79,5

79,1

79,6

Chiều rộng vai

Không phải ngẫu nhiên mà ngoài chiều cao đứng và chiều cao ngồi nhà thiết kế nội thất chọn chỉ số chiều rộng vai để tính toán một số kích thước chi tiết trong khi thiết kế bàn, ghế, giường, tủ. Chiều rộng vai là kích thước giữa hai mỏm cùng vai, chỉ số đó phản ánh sự phát triển bề ngang của thân người bình thường.

Theo nghiên cứu được công bố ở Atlat nhân trắc học người Việt Nam trong lứa tuổi lao động thì số đo chiều rộng vai của nam giới thường dao động trong khoảng từ 36  đến 37 cm. Con số này ở nữ giới lại dao động theo vùng miền tuy không đáng kể nhưng cũng đáng lưu tâm khi thiết kế nội thất ở vùng nào đó. Chiều rộng vai thấp nhất ở miền Trung là 33,8cm, miền Bắc là 34,3 cm còn 34,7cm là số đo trung bình ở miền Nam.

Chiều rộng mông

nhan-trac-hoc-trong-thiet-ke-noi-that-3

Cũng như chiều rộng vai, nhà thiết kế nội thất khi lựa chọn kích thước nội thất đặc biệt là ghế ngồi còn chú ý đến những thông số khác liên quan đến cơ thể người trong nhân trắc học nghiên cứu như chiều rộng mông. Dưới đây là các số liệu về chiều rộng của vùng chậu và mông của nữ giới, con số này cũng tương tự nam giới.

Chiều rộng mông

Bắc

Trung

Nam

Nam giới (cm)

29,5

29,4

29,5

Nữ giới (cm)

29,6

29,5

29,3

Chiều dài tay và chân

Ngoài chiều cao và chiều rộng thì hai số đo về chiều dài tay và chiều dài chân cũng là chỉ số quan trọng để căn cứ vào đó tính toán kích thước của đồ nội thất như bàn, ghế, sofa…

Sự phù hợp giữa kích thước nội thất và chiều dài, rộng cơ thể người sẽ mang lại sự thoải mái, tiện nghi cho người sử dụng. Chiều dài và rộng của tay chân có sự phát triển tương ứng với chiều cao đứng và có số đo trung bình lớn nhất ở các lớp tuổi trẻ (từ 19 – 29 tuổi), là các lớp tuổi lớn hơn. Sự chênh lệch giới tính của chiều dài tay là 4,7 cm và chiều dài chân là 7,2 cm.

Chiều dài và chiều rộng, chiều cao đầu

 

Cùng với chỉ về chiều cao, rộng, dài, các kích thước chiều dài, rộng và chiều cao của đầu là những thông số có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định chiều rộng của ghế, bàn cũng như chiều cao của ghế.

Chỉ số đầu (là tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài của đầu) của nam giới là 82,2% và của nữ giới là 83,9%.

Chiều cao đầu chính là khoảng cách thẳng đứng từ đỉnh đầu đến đỉnh cằm. Chiều cao đầu là kích thước được giới kiến trúc và mỹ thuật cổ đại lưu ý như một những giá trị thẩm mỹ. Ngoài ra, nó cũng thể hiện quy luật phát triển tỷ lệ cơ thể khác nhau của các cộng đồng người.

Mặt của nam giới theo tỷ lệ phát triển với cơ thể thường dài hơn nữ giới và chiều cao đầu được biểu thị bên ngoài trước hết ở chiều dài mặt từ trán đến cằm, chênh lệch giới tính trung bình từ 1 cm đến 1,5cm. Tỷ lệ giữa chiều cao đầu và chiều cao cơ thể dao động trong khoảng 1/7.

Trọng lượng cơ thể

Trọng lượng cơ thể cũng là một chỉ số quan trọng cần lưu ý trong thiết kế nội thất vì nó phát triển liên quan đến nhiều kích thước cũng như khối lượng vật liệu nội thất. Nói tổng quát là người Việt Nam tương đối nhẹ cân. Số cân trung bình cho nam giới ở hầu hết các lứa tuổi đều không vượt quá 50 kg.

Bảng tổng hợp số đo trung bình của một số hiệu nhân trắc học tĩnh người Việt Nam.

Dấu hiệu

Nam

Nữ

Cao đứng (cm)

160,7

150,3

Cao ngồi

85,5

79,9

Chỉ số skélie (%)

87,9

88,1

Cau đầu *

23,8

22,3

Dài đầu

18,9

18,2

Rộng đầu

15,4

14,1

Cao mỏm cùng vai

130,2

121,7

Rộng vai

36,7

33,3

Rộng ngực

26,0

24,3

Rộng chậu

26,2

25,0

Rộng mông

29,5

28,8

Dài tay

70,6

66,1

Dài chân *

85,5

78,8

Vòng đùi

16,6

18,3

Chỉ số thân/ đầu *

6,8

6,8

Chỉ số dầu

81,6

77,5

Nặng (kg)

49,0

44,6

Kết luận

Qua những chỉ số về cơ thể con người, đặc điểm trong nội thất… nhân trắc học đưa ra những yếu tố con người tác động rất nhiều đến sự tương thích trong không gian sống của chúng ta, đi đứng nằm ngồi cũng cần có những cân nhắc cụ thể. Để thiết kế nên những điều kiện nội thất phù hợp với người sử dụng.

Trường Đào Tạo thiết kế nội thất AWE mang đến cho bạn những khái niệm và ứng dụng của nhân trắc học trong thiết kế nội thất qua chương trình đào tạo cụ thể, vạn dụng nhân trắc học chuyên sâu để thiết kế nội thất. Bạn có thể tham khảo nội dung chương trình qua các Khóa Học Nội Thất của AWE.

________________________________________________________

TRƯỜNG ĐÀO TẠO THIẾT KẾ NỘI THẤT AWE

Địa chỉ: Số 9 Ngõ 102, Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Hotline: 0932 662 186

Fanpage: facebook.com/hocthietkenoithat

Tiktok: tiktok.com/@aweeducation

Youtube: youtube.com/@truongAWE

Subscribe
Notify of
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments

Tin liên quan

10 Loại cây trồng bồn hoa trước nhà đẹp mê ly, hút tài lộc
Bật mí: Hai cửa phòng ngủ đối diện nhau có sao không?
TOP 5+ Những loại hoa không nên trồng trước nhà để tránh vận đen
Khóa Học Thiết Kế Nội Thất Hà Nội – Cơ Hội Việc Làm Hấp Dẫn
6 Cách hóa giải nhà có 2 cửa thông nhau, xua tan vận xui
Tuổi Tân Hợi làm nhà năm 2025: May mắn hay rủi ro?
Học phí học thiết kế nội thất có đắt không? Giải đáp chi tiết
Đăng ký học thiết kế nội thất: Đầu tư cho tương lai của bạn
Tuổi Tân Sửu làm nhà năm 2025 có tốt không?
Bỏ túi ngay các khóa học ngắn hạn nên học chất lượng nhất
Tuổi Nhâm Tuất xây nhà năm 2025: Nên hay không?
TOP 10 Các khóa học nghề ngắn hạn chất lượng 2024
DMCA.com Protection Status