Nhiều bạn sinh viên, đến lớp học với tâm lý thiếu nghiêm túc, luôn tỏ ra mệt mỏi, chán nản hoặc chủ quan trong việc học hành. Nhất là với một số bạn là sinh viên những năm đầu, đây là giai đoạn nhiều bạn nghĩ học đại học cũng giống với học cấp 3.
Một trong những lời khuyên đến với các bạn sinh viên “đến lớp và học hành tử tế đi! Học thêm mọi lúc mọi nơi, học một cách nghiêm túc, trừ khi bạn quá mệt mỏi, nếu không chịu khó và nghiêm túc một ngày nào đó thì việc tốt nghiệp đại học ra trường thất nghiệp là điều dễ gặp”.
Những năm đầu tiên của đại học, nhiều bạn vẫn ảo tưởng về sức mạng, kiến thức mà mình được học ở cấp 3 thì lên đại học đâu có khác gì, mình thi đại học còn đậu, thì giờ học cũng không quá khó khăn, nhiều bạn ngủ quên trên chiến thắng ấy, mà không biết rằng học đại học, kiến thức là một phần, quan trọng là vận dụng biến kiến thức ấy thành kỹ năng làm việc. Đây là điều nhiều bạn học đại học năm 1-2 chưa xác định kỹ lưỡng nhất, chưa biết rõ chính xác được cái mình học hướng đến mục tiêu và lợi ích như thế nào trong cuộc sống tương lai sau này.
Dần dần, tâm lý mải mê vui chơi của nhiều bạn sinh viên ngày một trầm trọng, nhiều bạn tự thỏa hiệp với bản thân về kết quả học tập, thi lại 1 môn chưa là gì. Rồi cố gắng không có lần 2-3. Trượt nhiều môn, thi lại là xong, đến lúc thi sẽ học…kết quả đến khi tốt nghiệp bạn có thể làm được gì, ngoài những kiến thức xuông, không có thực hành, thực tế, không biết rõ, mình làm được gì, công việc đó như thế nào.
Bạn đã bao giờ suy nghĩ rằng liệu có con đường nào khác ngoài học đại học không? Nhũng người không học đại học họ có thành công không:
Vậy phải làm gì để khi tốt nghiệp bạn có thể tìm được công việc và không lo thất nghiệp?
Một khi bước vào đại học, các bạn phải bỏ lại đằng sau, gia đình, bạn bè, thầy cô… tập quen dần với cuộc sống tự lập thay vì lúc nào cũng có bố mẹ ở bên như trước, lúc nào cũng có người hỗ trợ bạn làm việc nhà. Cuộc sống tự lập phải tự mình rèn luyện, tránh xa đà vào ăn chơi, quên ngày tháng.
Từ khi bước chân vào đại học ta phải làm quen dần với bạn mới, trường mới và thiết lập những kế hoạch ngắn hạn, dài hạn với từng bước đi để chạm đến thành công.
Năm đầu tiên, kiến thức và chương trình học không quá nhiều, nhất là khi nói đến môn học, những con số và điểm chác. Đó là điều tất yếu nhưng chúng ta đừng vì thế mà choáng váng hay xao nhãng. Hãy luôn nhớ rằng: mỗi người đều được thiên phú những tài năng đặc biệt, và bạn có hẳn 4-5 năm để tìm kiếm, khai thác tài năng của mình nơi giảng đường đại học cơ mà.
Sinh viên là tỉ phú thời gian, ai trải qua cũng đều nghiệm ra điều đó, hãy làm tất cả những gì bạn muốn, thử tất cả những công việc bạn tò mò, thích thú. Đừng ngại khó, khổ, những tháng năm này vô cùng quan trọng với bạn, được phép thử, được phép sai lầm trong khả năng có thể.
Thời gian rảnh, bạn không nên để thời gian đó chết một cách lãng phí, hãy ra ngoài đi học, học từ những điều đơn giản nhất. Bạn nào có điều kiện nên tham gia các khóa học nghề ngắn hạn với thời gian học nghề buổi tối phù hợp với việc học trên lớp ban ngày, tối đi học thêm lấy kiến thức, kỹ năng, nếu bạn tìm được những khóa học đúng với nghề mình đang học là tốt nhất, bởi những chương trình dạy nghề của các trung tâm dạy nghề buổi tối thường đào tạo đúng theo yêu cầu thực tế công việc, tập trung cung cấp các kỹ năng làm việc thực tiễn, không sa đà vào lý thuyết, giải thích như trên ghế nhà trường.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Ngoài ra, sinh viên chính là thời điểm rất thích hợp để bạn khám phá những khả năng mà của bản thân mà trước đây bạn chưa từng biết. Nếu có đang “lạc trôi” ở một nơi xa thì 4-5 năm đại học là lúc bạn phải hiểu được mình, tìm được con đường của mình, phải trả lời được mình cần gì, mình giỏi thứ gì: kinh doanh, buôn bán, hát, múa, vẽ hay viết… Nhiều bạn sau 3-4 năm học đã nhận ra được cái nghề, công việc mà mình yêu thích, nên chuyển hướng nghề nghiệp sang một hướng khác, tuy mất thêm thời gian, nhưng được làm những gì mình yêu thích là điều quan trọng, tôi từng nghe đâu đó có câu nói “làm công việc mình yêu thích thì cả đời sẽ không phải làm việc ngày nào”.
Nếu không muốn bản thân mình “lạc trôi” về con đường nghề nghiệp hãy đọc ngay: Nên học nghề gì? Tư vấn học nghề đúng đam mê và có việc làm tốt
Hãy làm tất cả để tìm ra phương hướng của bản thân, đừng dật dờ buông thả mình thể để tới tận khi cầm bằng tốt nghiệp vẫn bâng khuâng ở giữa dòng, không biết mình làm được gì, mình có gì, cuộc đời lại gói gọn trong chữ “an phận”: không chuyên môn, không đam mê công việc, không sở thích, sống đời nhạt nhẽo.
Bên cạnh đó, sinh viên năm thứ nhất cũng cần phải nhớ việc ngoài học nghề bạn cần phải lựa chọn cho mình chương trình học ngoại ngữ là việc vô cùng quan trọng, không thể coi thường, nhất là khi chúng ta đang hội nhập quốc tế trong thời đại công nghệ 4.0 với sự xuất hiện khái niệm “công dân toàn cầu”. Mọi thứ đều có thể thay đổi đến chóng mặt. Vì vậy, ngoài tiếng Việt, chúng ta phải giỏi thêm một loại ngoại ngữ khác, nhất là tiếng Anh. Giỏi ngoại ngữ thì xác suất tìm được một công việc ổn định với mức thu nhập cao là điều hoàn toàn có thể sau khi chúng ta tốt nghiệp đại học.
Đừng bao giờ tìm lý do vì nghèo, vì không có thời gian, vì khó mà không học. Hãy học từ ngay hôm nay để tìm cơ hội trong tương lai, để khi tốt nghiệp, nhà tuyển dụng không thể từ chối bộ não nhiều nếp nhăn của bạn!