Mục lục bài viết
CÁC PHẦN MỀM THIẾT KẾ NỘI THẤT PHỔ BIẾN cho các nhà thiết kế không còn quá xa lạ với dân chuyên nghiệp. Nhưng với những người mới bước chân vào lĩnh vực thiết kế kiến trúc, nội thất thì đây là một mảng khá mới. Do đó tôi tổng hợp cho mọi người một số phần mềm phổ biết để mọi người có thể biết nhiều hơn về thiết kế.
CÁC PHẦN MỀM THIẾT KẾ NỘI THẤT PHỔ BIẾN
1. PHẦN MỀM THIẾT KẾ NỘI THẤT Sketchup
Phần mềm Sketchup hỗ trợ người dùng có thể phác họa ý tưởng nhanh chóng, thiết kế dễ dàng.
Phần mềm Sketchup là phần mềm thiết kế 3D trên máy tính, được sử dụng cho các ngành nghề như thiết kế kiến trúc, thiết kế cảnh quan, thiết kế nội thất, kỹ thuật dân dụng và cơ khí hay thiết kế phim và game…
Phần mềm thiết kế Sketchup giúp người dùng phác họa ý tưởng một cách nhanh chóng, thiết kế dễ dàng hơn thông qua các tính năng và các công cụ hỗ trợ ấn tượng được tích hợp sẵn trong phần mềm. Hơn nữa, phần mềm Sketchup mang đến sự trực quan với tính chân thực nhất cho thiết kế của bạn. Đồng thời, phần mềm cũng cung cấp thư viện 3D Warehouse đồ sộ cho người dùng tham khảo thoải mái.
2. PHẦN MỀM THIẾT KẾ NỘI THẤT AutoCAD
Phần mềm thiết kế nội thất AutoCAD được sử dụng để tạo ra các bản vẽ 2D và 3D.
Phần mềmAutoCAD (tên đầy đủ: Automatic Computer Aided Design) là một phần mềm thiết kế được phát triển của nhà Autodesk giúp người dùng có thể thiết kế và soạn thảo nhờ vào sự hỗ trợ của máy tính(CAD). Phần mềm này tạo bản vẽ 2D và 3D, khái niệm hoá các ý tưởng của người dùng, tạo ra bản vẽ thiết kế theo mức độ chính xác kỹ thuật cần thiết. Hơn thế nữa, phần mềm AutoCAD có thể thực hiện tính toán, mô phỏng thiết kế một cách nhanh chóng trên một loạt các ngành công nghiệp.
Phần mềm AutoCAD hiện tại có 2 phiên bản lựa chọn. Nếu doanh nghiệp, cá nhân chỉ có nhu cầu thiết kế 2D, ngân sách giới hạn có thể lựa chọn bản AutoCAD LT. Nếu doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu thiết kế 2D lẫn 3D, ngân sách cao hơn thì có thể lựa chọn bản AutoCAD Full.
Tham khảo khóa học AutoCAD tại AWE: https://awe.edu.vn/khoa-hoc-autocad-2d-noi-that-kien-truc-thuc-hanh-ha-noi
3. PHẦN MỀM THIẾT KẾ NỘI THẤT Autodesk BIM 360
Phần mềm Autodesk BIM 360 là nền tảng tích hợp các công cụ hỗ trợ thúc đẩy tiến độ các công việc phân công của dự án.
Đồng thời nền tảng Autodesk BIM 360 còn giúp giảm thiểu những rủi ro trong quá trình làm việc bằng cách tăng cường sự kết nối công tác giữa các phòng ban. Sự kết nối giữa các phòng ban, công trường xuyên suốt giúp đồng bộ tiến độ công việc liên tục và đồng thời nhất.
4. PHẦN MỀM THIẾT KẾ NỘI THẤT Revit
Phần mềm Revit trợ giúp người dùng nâng cao tính đồng bộ và tính chính xác của hồ sơ.
Phần mềm Revit được dựng nên đặc biệt cho BIM (Building Information Modeling), trao quyền cho các nhà thiết kế và xây dựng từ ý tưởng đến xây dựng một cách nhất quán.
Phần mềm này có thể trình bày thiết kế một cách thông minh dưới dạng một loạt các vật thể và các vật thể này đều có tham số.
Phần mềm Revit còn giúp nâng cao tính đồng bộ và tính chính xác của hồ sơ. Mức độ ăn khớp giữa các hình chiếu của công trình trên bản vẽ vô cùng cao, điều này tùy thuộc vào phần trăm sử dụng mô hình của bản vẽ.
5. PHẦN MỀM THIẾT KẾ NỘI THẤT 3D Rhino
Phần mềm 3D Rhino nghiêng về việc tạo dựng mô hình bằng bề mặt NURBS tự do.
Phần mềm 3D Rhino thường được ứng dụng trong công nghiệp thiết kế mỹ thuật, tàu thủy, đồ trang sức, thiết kế ô tô, CAD/CAM với tạo mẫu nhanh, khả năng phục hồi ngược cũng như cho ngành công nghiệp đồ họa và các sản phẩm nghe nhìn đa phương tiện.
Các công cụ phụ trợ của phần mềm 3D Rhino được phát triển bởi McNeel gồm Flamingo (công cụ dựng hình Raytrace), Penguin (công cụ dựng hình kiểu vẽ tay) và Bongo (công cụ diễn họa).
6. Phần mềm thiết kế nội thất V-ray
Phần mềm thiết kế V-ray giúp người dùng dựng hình nhanh chóng và chính xác, xuất layout bản vẽ kỹ thuật một cách nhanh chóng.
Phần mềm V-ray cũng có khả năng xuất ảnh được sử dụng tựa như một công cụ mở rộng (plug-in) dành cho các phần mềm thiết kế, tạo hình 3D. Phần mềm V-ray sử dụng các thuật toán mạnh mẽ cùng sự tỉ mỉ và chính xác cao như Global illumination (chiếu sáng toàn cục) trong frame để mang đến các hiệu ứng giống thực tế như : Path tracing (đường đi ánh sáng), Photon mapping (lập bản đồ photon), Irradiance map (bản đồ bức xạ ánh sáng) qua những thuật toán này.
Phần mềm V-ray còn giúp người dùng dựng hình một cách nhanh chóng và chính xác, xuất layout bản vẽ kỹ thuật nhanh hơn. Dung lượng phần mềm gọn nhẹ hơn các phần mềm khác cùng với yêu cầu về cấu hình máy tính không cao như các phần mềm khác.
Trên đây là CÁC PHẦN MỀM THIẾT KẾ NỘI THẤT PHỔ BIẾN nhất trong lĩnh vực thiết kế và xây dựng. Hy vọng những thông tin trong bài viết này sẽ giúp các bạn – những nhà thiết kế tương lai – tìm được một công cụ hỗ trợ phù hợp nhất cho công việc của mình!
Tham khảo khóa học phần mềm của AWE:
KHÓA HỌC 3DSMAX – VRAY, CORONA THIẾT KẾ NỘI THẤT KIẾN TRÚC – HỌC TRỰC TIẾP HOẶC ONLINE