Mục lục bài viết
Hướng dẫn vẽ autocad cơ bản để bạn luyện vẽ autocad ở nhà. AWE tặng bạn tài khoản học vẽ autocad cơ bản chuyên nghiệp miễn phí giúp bạn làm chủ autocad ngay hôm nay.
Bài viết gồm 3 phần:
PHẦN 1: Hướng dẫn bạn cách nhận tài khoản học vẽ autocad miễn phí của Học viện đào tạo Thiết Kế Nội Thất và Kiến Trúc AWE ứng dụng cho nhiều ngành, mời bạn xem tại đây để không bỏ lỡ cơ hội học vẽ cad chuyên nghiệp miễn phí: phần cuối bài Tặng khóa tự học autocad chuyên nghiệp tại nhà.
PHẦN 2: Hướng dẫn vẽ autocad chuyên nghiệp với các lệnh vẽ cad cơ bản PHẦN 1
PHẦN 3: Hướng dẫn vẽ autocad chuyên nghiệp với các lệnh vẽ cad cơ bản PHẦN 2. Bài này sẽ được cập nhật tại đây
Với 3 phần này sẽ giúp bạn luyện vẽ autocad và thực hành vẽ autocad cơ bản.
* Cách vẽ autocad cơ bản: Các cách vào lệnh đều có giá trị ngang nhau. Tùy theo thói quen và tiện nghi của mỗi người sử dụng mà áp dụng. Thường thì ta kết hợp giữa gõ lệnh vào bàn phím và dựng thanh cụng cụ hay thực đơn sổ xuống.
– F1: Trợ giúp Help.
– F2: Trong autocad phím F2 chuyển từ màn hình đồ họa sang màn hình văn bản và ngược lại.
– F3 (Ctrl + F): Tắt mở chế độ bắt điểm thường trú (OSNAP).
– F5 (Ctrl + E): Chuyển từ mặt chiếu của trục đo này sang mặt chiếu trục đo khác.
– F6 (Ctrl + D): Hiển thị động tọa độ của con chuột khi thay đổi vị trí trên màn hình
– F7: (Ctrl + G) Mở hay tắt mạng lưới điểm (GRID)
– F8: (Ctrl + L) Giới hạn chuyển động của chuột theo phương thẳng đứng hoặc nằm ngang (ORTHO)
– F9: (Ctrl + B) Bật tắt bước nhảy (SNAP)
– F10: Tắt mở dòng trạng thái Polar
– Phím ENTER : Kết thúc việc đưa một câu lệnh và nhập các dữ liệu vào máy để xử lý, huong dan ve cad 2d
– Phím BACKSPACE ( <– ): Xoá các kí tự nằm bên trái con trỏ.
– Phím Ctrl : Nhấp phím này đồng thời với một phím khác sẽ gây ra các hiệu quả khác nhau tuỳ thuộc định nghĩa của chương trình (Ví dụ : CTRL + S là lưu bản vẽ)
– Phím SHIFT: Khi nhấp phím này đồng thời với một phím khác sẽ tạo ra một ký hiệu hoặc kiểu chữ in.
– Phím ARROW (các phím mũi tên): Di chuyển con trỏ trên màn hình.
– Phím CAPSLOCK: Phím này chuyển giữa kiểu chữ thường sang kiểu chữ in.
– Phím ESC: Huỷ lệnh đang thực hiện trên autocad.
– R (Redraw): Tẩy sạch một cách nhanh chóng các dấu “+” ( BLIPMODE )
– DEL: Thực hiện lệnh Erase
– Ctrl + P: Thực hiện lệnh in Plot/Print
– Ctrl + Q: Thực hiện lệnh thoát khỏi bản vẽ
– Ctrl + Z: Thực hiện lệnh Undo
– Ctrl + Y: Thực hiện lệnh Redo
– Ctrl + S: Thực hiện lệnh Save, QSave
– Ctrl + N: Thực hiện lệnh Tạo mới bản vẽ New
– Ctrl + O: Thực hiện lệnh mở bản vẽ có sẵn Open.
Đơn vị đo: Các quy ước thực tế thiết kế trong ngành xây dựng cho thấy, đơn vị thường dùng để vẽ là mm.
Do vậy nhìn chung, ta có thể quy ước trong autocad rằng:
Một đơn vị trên màn hình autocad tương đương 1mm trên thực tế.
Góc xoay: Trong một mặt phẳng hai chiều, xoay theo chiều kim đồng hồ là góc âm(-), ngược chiều kim đồng hồ là góc dương(+).
– Tạo file bản vẽ mới (Ctrl + N).
– Lưu file bản vẽ (Ctrl + S).
– Mở bản vẽ có sẵn (Ctrl + O).
– Đóng bản vẽ.
– Thoát khỏi Autocad.
Thao tác luyện vẽ autocad theo cách hướng dẫn dưới đây:
Mục đích: Khi vẽ 2d trong autocad cho phép chúng ta giao diện với AutoCad một cách dễ dàng. Sẽ xuất hiện hộp thoại Option, trên hộp thoại này có 10 trang để thiết lập môi trường vẽ.
+ Display Scroll bar in drawing window: Hiện thanh cuốn trên màn hình
+ Display Drawing status bar: Hiện thanh trạng thái vẽ.
+ Display screen menu: Hiện danh mục trên màn hình.
+ Use large buttons for Toolbars: Sử dụng các biểu tượng lệnh lớn trên thanh cụng cụ.
+ Colors: Thay đổi màu cho màn hình autocad và chữ của ACAD.
+ Arc and circle smoothness: Độ mịn của đường tròn và cung tròn, tối đa là 20.000
+ Crosshair size: Định chiều dài hai sợi tóc trên autocad.
+ Cho phép lựa chọn cách thể hiện các đối tượng tròn từng bản vẽ hiện hành.
+ Bỏ lựa chọn “Shortcut menu in drawing area” cho phép sử dụng phím chuột phải giống phím Enter.
+ Noun/verb selection trong vẽ cad: Cho phép chọn đối tượng và thực hiện lệnh sau, đặc biệt là cho phép xóa bằng phím Delete.
+ Use Shift to add to selection: Dùng phím Shift để chọn thêm đối tượng.
+ Press and drag: Di chuyển đối tượng bằng cách nhấn và rờ chuột cho bạn vẽ autocad cơ bản.
+ Pickbox size trong vẽ cad: Kích cỡ của ô chọn bằng chuột.
+ Grip size: Kích cỡ của ô Grip.
Trong khi thực hiện các lệnh vẽ AutoCad có khả năng gọi là Objects Snap (Osnap) dùng để truy bắt các điểm thuộc đối tượng khi vẽ cad cơ bản.
Bắt đầu thực hiện một lệnh nào đó đòi hỏi phải có điểm chỉ định (Specify a point). Khi tại dũng lệnh yêu cầu chỉ định điểm (Specify a point) thì ta chọn phương thức bắt điểm bằng 1 trong các phương pháp vẽ cad cơ bản sau:
– Nhấp giữ Shift và phím phải chuột khi con chỏ đang trên vùng đồ họa sẽ xuất hiện Shortcut menu Object snap. Sau đó ta chọn phương thức bắt điểm từ Shortcut menu này.
– Nhập tên tắt (ba chữ cái đầu tiên) vào dòng nhắc lệnh.
– Di chuyển ô vuông truy bắt ngang qua vị trí cần truy bắt, khi đó sẽ có một khung hình ký hiệu phương thức (Marker) hiện lên tại điểm cần truy bắt và nhấp phím chọn (khi cần nhấp phím TAB để chọn truy bắt).
Trong AutoCad có tất cả 13 phương thức truy bắt điểm. Ta cú thể sử dụng phương thức truy bắt điểm tạm trú hay thường trú. Các phương pháp truy bắt đối tượng trong phần mềm autocad:
1. CENter | Đây là lệnh sử dụng để bắt điểm tâm của đường tròn, cung tròn, elip. Khi truy bắt, ta cần chọn đối tượng cần truy bắt tâm. |
2. ENDpoit | Đây là lệnh sử dụng để bắt điểm cuối của đường thẳng (Line), Spline, Cung tròn, Phân đoạn của pline, mline. Chọn vị trí gần điểm cuối cần truy bắt. Vì đường thẳng và cung tròn có hai điểm cuối, do đó AutoCAD sẽ bắt điểm cuối nào gần giao điểm 2 sợi tóc nhất. |
3. INSert | Đây là lệnh sử dụng để bắt điểm chèn của dòng chữ và block (khối). Chọn một điểm bất kỳ của dòng chữ hay block và nhấp chọn. |
4. INTersection | Đây là lệnh sử dụng để bắt giao điểm của hai đối tượng. Muốn truy bắt thì giao điểm phải nằm trong ô vuông truy bắt hoặc cả hai đối tượng đều chạm với ô vuông truy bắt. Ngoài ra ta có thể chọn lần lượt. |
5. MIDpoint | Đây là lệnh sử dụng để truy bắt điểm giữa của một đường thẳng cung tròn hoặc Spline. Chọn một điểm bất kỳ thuộc đối tượng. |
6. NEArest | Đây là lệnh sử dụng để truy bắt một điểm thuộc đối tượng gần giao điểm với 2 sợi tóc nhất. Cho ô vuông truy bắt đến chạm với đối tượng gần điểm cần truy bắt và nhấp phím chuột trái |
7. NODe | Đây là lệnh sử dụng để truy bắt một điểm (Point). Cho ô vuông truy bắt đến chạm với điểm và nhấp phí chuột. |
8. PERpendicular | Đây là lệnh sử dụng để truy bắt điểm vuông góc với đối tượng được chọn. Cho ô vuông truy bắt đến chạm với đối tượng và nhấp phím chuột. Đường thẳng vuông góc với đường tròn sẽ đi qua tâm trong vẽ cad 2d.. |
9. QUAdrant | Đây là lệnh sử dụng để truy bắt các điểm 1/4 ( Circle, Elipp, Arc, …) |
10. TANgent | Đây là lệnh sử dụng để truy bắt điểm tiếp xúc với Line, Arc, Elipp, Circle,…) trong vẽ cad 2d. |
11. FROm | Phương thức này truy bắt một điểm bằng cách nhập toạ độ tương đối hoặc cực tương đối là một điểm chuẩn mà ta có thể truy bắt. Phương thức này cần thực hiện 2 bước:
|
12. APPint | Phương thức này trong autocad cho phép truy bắt giao điểm các đối tượng 3D trong một điểm hình hiện hình mà thực tế trong không gian chúng không giao nhau trong vẽ cad 2d. |
13. Tracking | Ta có thể sử dụng lựa chọn Tracking để nhập toạ độ của điểm tương đối qua một điểm mà ta sẽ xác định. Sử dụng tương tự như Point filters và From. |