Mục lục bài viết
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang tác động mạnh mẽ tới các ngành nghề, mạng xã hội ngày nay. Đối với ngành thiết kế, ngày càng nhiều sản phẩm thiết kế từ AI nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người và trở thành trend trong thời gian qua. Vậy điều này có ảnh hưởng như thế nào tới ngành thiết kế? Designer nên học AI không? AI có thể thay thế Designer trong tương lai không? Cùng AWE School tìm hiểu thêm 10 lý do Designer nên học AI nếu không muốn bị đào thải nhanh chóng. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
AI trong ngành thiết kế
Kể từ thời điểm ra mắt những công nghệ AI đầu tiên như Chat GPT, Copilot,Gemini… đã đặt dấu mốc quan trọng cho sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ toàn cầu. Trong lĩnh vực thiết kế, sự xuất hiện của các công cụ AI như Midjourney, Adobe Firefly, Figma AI, Runway ML, Lumion AI,… đã mở ra cuộc cách mạng lớn về tư duy sáng tạo và vận hành công việc.
Trong bối cảnh ấy, việc học và làm chủ AI không còn là một “lựa chọn thêm” mà là “kỹ năng bắt buộc” để những người làm thiết kế thích nghi và phát triển trong môi trường làm việc hiện đại. Ai nắm bắt AI trước sẽ là người dẫn đầu thị trường – thay vì bị thị trường đào thải.
Công nghệ AI trong thiết kế
>>>Tìm hiểu thêm: Cách ứng dụng Gen AI trong thiết kế
Generative AI là gì ? Cách ứng dụng công nghệ này trong nhiều lĩnh vực
10 lý do Designer nên học AI nếu không muốn bị đào thải
Áp dụng AI trong thiết kế như một giải pháp hoàn hảo giúp Designer giải quyết vấn đề và đưa ra quyết định một cách nhanh chóng.
Tăng tốc quy trình sáng tạo
AI giúp phác thảo nhanh chóng những ý tưởng thiết kế ban đầu với mô tả của bạn chỉ trong vài phút – công việc mà trước đây tốn hàng giờ đồng hồ. Điều này giúp bạn và khách hàng dễ dàng hình dung hơn về ý tưởng mong muốn trình bày, giảm thiểu tối đa hiểu lầm khi trình bày ý tưởng.
Thay vì phải dựng phối cảnh thủ công hay tìm kiếm ảnh tham khảo phức tạp, bạn chỉ cần nhập mô tả bằng lời – AI sẽ tự động tạo ra các bản vẽ mô phỏng, gợi ý phong cách, bố cục, màu sắc hoặc thậm chí là toàn bộ không gian với độ chính xác ngày càng cao. Các công cụ như Midjourney, DALL·E hay Firefly hỗ trợ tạo ý tưởng không gian nội thất/phong cách kiến trúc chỉ với mô tả văn bản. Thúc đẩy tiến độ công việc và nhanh chóng chốt deal.
Tăng tốc quy trình sáng tạo
Tạo ra các sản phẩm thiết kế đa phiên bản
Với mỗi câu lệnh, prompt đưa vào các công cụ AI, bạn có thể chỉnh sửa hay thêm những yêu cầu chi tiết hơn để tạo ra các biến thể phong cách, phiên bản đặc sắc và mới mẻ hơn. Từ đó có thêm nhiều lựa chọn giúp bạn so sánh, demo khách hàng với đa dạng ý tưởng hoặc tạo ra các thư viện phong cách riêng của mình.
Khả năng biến hóa của AI mở ra không gian sáng tạo linh hoạt giúp bạn thay đổi bố cục thiết kế, điều chỉnh màu sắc, thêm bớt ánh sáng,… điều khiển AI theo mục đích thiết kế của mình.
Hỗ trợ lên ý tưởng từ nguồn dữ liệu khổng lồ
“Bí ý tưởng” không dành cho AI, với nguồn dữ liệu khổng lồ và khả năng học hỏi nhanh chóng, AI có thể đưa ra hàng loạt gợi ý ý tưởng với một câu lệnh đơn giản. Chỉ cần bạn có một yêu cầu, ví dụ như: “Hãy cho tôi 10 ý tưởng để thiết kế nội thất sang trọng cho căn biệt thự”. AI sẽ lập tức gợi ý 10 phong cách thiết kế khác nhau để bạn tham khảo và lựa chọn.
Khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng giúp AI đưa ra những gợi ý ý tưởng bắt kịp xu hướng và yêu cầu thiết kế hiện nay. AI có thể phân tích yêu cầu thiết kế theo hành vi người dùng, phong cách thiết kế, điểm cá nhân hóa,… nếu bạn cung cấp đầy đủ thông tin bằng câu lệnh, prompt thiết kế chi tiết.
Lên ý tưởng nhanh chóng
Học tập và thực hành nhanh hơn
Học tập và thực hành triển khai sẽ nhanh chóng hơn nếu có sự trợ giúp từ AI. Bạn có thể hỏi bất cứ khái niệm, câu hỏi nào và AI đều có thể trả lời kèm theo giải thích chi tiết cho bạn. Nhờ đó mà khả năng tìm kiếm thông tin và tiếp thu kiến thức được hiệu quả hơn.
Các phần mềm thiết kế cơ bản như 3ds Max, Sketchup,…cũng đang tích hợp AI để giúp người dùng học công cụ với hướng dẫn và công dụng cụ thể ngay trong phần mềm. Bên cạnh đó, các phần mềm AI hỗ trợ thiết kế cũng hỗ trợ người dùng trải nghiệm các tính năng để thúc đẩy quá trình học tập và sử dụng.
Tự động hóa chỉnh sửa ảnh, dựng hình
Nếu bạn có bản thiết kế vẽ tay, AI có thể hỗ trợ dùng hình định dạng CAD hoặc bản 3D cơ bản. Ngoài ra, nó còn có thể tạo ảnh phối cảnh, render photorealistic, hoặc thậm chí dựng video walkthrough không cần phần mềm chuyên sâu. Lumion AI, Sketchup AI cho phép dựng hình siêu tốc, trong khi đó Canva AI, Remove.bg cho phép xóa nền sạch mà không cần sử dụng Photoshop.
Tự động hóa quy trình
Tăng tính cạnh tranh nghề nghiệp
Khác với trước đây, khi CV xin việc chỉ đơn thuần là kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Các nhà tuyển dụng hiện nay yêu cầu ứng viên biết cách sử dụng AI trong công việc và đây là một kỹ năng cần có để tăng khả năng cạnh tranh.
Việc thành thạo các công cụ AI như Midjourney, ChatGPT, Adobe Firefly, Runway ML, Figma AI hay Copilot… đang dần trở thành “điểm cộng lớn” trong mắt nhà tuyển dụng, đặc biệt ở các công ty thiết kế hiện đại, startup công nghệ, hoặc agency đa phương tiện.
Trong nhiều bản CV, ứng viên kết hợp giữa khả năng cá nhân và AI để truyền đạt nội dung và tạo ra 1 CV độc đáo. Đây chính là minh chứng rõ nét nhất về tư duy kết hợp AI trong công việc mà nhiều đơn vị tuyển dụng yêu cầu.
Là xu hướng không thể bỏ qua
Với sự phát triển vượt bậc của AI trong nhiều năm qua, AI đang trở thành xu hướng bắt buộc Designer cần học tập và thay đổi. Các công cụ phần mềm thiết kế như Adobe, 3ds Max, Sketchup đang tích hợp AI ngày càng sâu hơn trong các tính năng. Nếu Designer không biết dùng Ai sẽ bị coi là lạc hậu và tụt lại phía sau. AI trở thành người bạn đồng hành với một Designer 4.0.
AI là xu hướng toàn cấu
>>Tìm hiểu thêm: Xu hướng thiết kế 2025 Designer 4.0 không thể bỏ qua
>>Tìm hiểu thêm: 10 phần mềm AI thiết kế nội thất đáng sử dụng nhất 2025
Liệu Designer có bị AI thay thế không?
Tác động của AI tới ngành thiết kế nội thất, kiến trúc hay đồ họa là cực kỳ lớn. AI có thể thay con người thực hiện các nhiệm vụ theo yêu cầu. Tuy nhiên để khẳng định rằng AI sẽ thay thế hoàn toàn Designer là điều không đúng bởi những lý do chính đáng dưới đây:
AI thiếu trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc là một trong những khác biệt rõ rệt giúp con người không thể bị AI thay thế. Trong ngành thiết kế, các sản phẩm không chỉ cần đẹp là đủ mà cần thể hiện cái tâm, cảm xúc sau cùng.
Mỗi nhà thiết kế đều có phong cách thiết kế riêng và điểm độc đáo để nhận diện đặc trưng thiết kế của từng người. Sự kết hợp giữa ý tưởng, cảm xúc, cá tính thẩm mỹ và văn hóa là thứ AI chưa thể làm được như con người mà chỉ có thể cảm nhận giữa người với người.
AI cần con người cung cấp dữ liệu
AI chỉ tạo ra những gì dựa trên dữ liệu sẵn có – còn người thiết kế mới là người tạo ra điều chưa từng có. Thuật toán cơ bản nhất của các phần mềm AI hiện nay đó là tìm kiếm, thu thập và tạo ra một sản phẩm từ những tài nguyên sẵn có mà con người đã đăng tải trước đó. Do đó, quá trình sáng tạo của AI bị giới hạn trong dữ liệu mà nó nhận được.
Hệ thống này vẫn cần “học” từ những dữ liệu có sẵn và lưu vào bộ nhớ, sau đó chỉnh sửa thiết kế thông qua những dòng lệnh của con người.
Các sản phẩm từ AI cần được kiểm duyệt
Do các sản phẩm của AI được tạo ra từ những dữ liệu có sẵn, do đó tất cả các thông tin, hình ảnh đã được đưa lên Internet đều trở thành nguồn dữ liệu để AI pha trộn và đưa ra sản phẩm cuối cùng. Kết quả là nhiều sản phẩm từ AI tạo ra có tính chất, hình dáng “hao hao” các sản phẩm đã có mặt trên thị trường. Điều này đã tạo nên các sản phẩm có thể coi là “đạo nhái” các sản phẩm khác và cần được kiểm duyệt kỹ lưỡng.
Kết luận
Đối với Designer hiện đại, việc học AI và sử dụng AI trong thiết kế là kỹ năng BẮT BUỘC và là yếu tố giúp phát triển công việc trong tương lai. Mặt khác, AI chỉ hỗ trợ Designer và chưa thể hoàn toàn thay thế được Designer. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này của AWE, hy vọng các thông tin trên là hữu ích đối với bạn. Chúc bạn thành công.