Mục lục bài viết
- 1 Các bước xây dựng nhà ở: 7 bước xây nhà cơ bản không nên bỏ qua!
- 1.1 1. Các bước xây dựng nhà ở: Lập kế hoạch xây nhà
- 1.2 2. Tìm hiểu về kiến thức xây dựng và thủ tục pháp lý
- 1.3 3. Các bước xây dựng nhà ở: Làm việc với kiến trúc sư và nhà thầu xây dựng
- 1.4 4. Các bước xây dựng nhà ở: Xây dựng phần thô
- 1.5 5. Hoàn thiện công đoạn xây dựng
- 1.6 6. Các bước xây dựng nhà ở không thể thiếu Sắm sửa nội thất
- 1.7 7. Các bước xây dựng nhà ở: Nghiệm thu công trình
Các bước xây dựng nhà ở rất quan trọng, vì xây nhà được coi là 1 trong 3 điều quan trọng của đời người. Gia chủ cần phải chú ý rất nhiều trước khi bắt tay vào quá trình xây dựng nhà ở để đáp ứng nhu cầu, sở thích của bản thân cũng như của các thành viên trong gia đình.
Dưới đây là 7 bước cơ bản mà gia chủ cần chú ý trước khi xây nhà! Đừng bỏ qua nhé!
Các bước xây dựng nhà ở: 7 bước xây nhà cơ bản không nên bỏ qua!
1. Các bước xây dựng nhà ở: Lập kế hoạch xây nhà
Bước lập kế hoạch xây nhà là bước cần phải chuẩn bị một cách kỹ càng trước khi thi công. Khi có kế hoạch rõ ràng, thì bạn sẽ biết bản thân cần phải làm gì để công việc xây dựng tiếp theo diễn ra xuôn sẻ. Kế hoạch xây nhà phải bao gồm các nội dung như:
- Mục đích xây nhà: Xây để ở, xây để kinh doanh?
- Tìm nơi ở tạm trọng khi xây dựng ngôi nhà mới
- Xác định diện tích cùng quy mô xây dựng: Xây bao nhiêu m2, xây toàn diện tích hay chừa sân trước/sau? Số lượng phòng ngủ là bao nhiêu? Phong cách kiến trúc là gì? Kiểu mái bằng hay kiểu mái Thái
- Dự toán ngân sách: Ngân sách đang có là bao nhiêu? Có thể tăng thêm bao nhiêu ngân sách cho chi phí phát sinh? Việc này vô cùng quan trọng, cần phải xác định 1 cách rõ ràng trước khi bắt tay vào xây dựng.
2. Tìm hiểu về kiến thức xây dựng và thủ tục pháp lý
Trước khi xây dựng ngôi nhà cho riêng mình, gia chủ cần phải tìm hiểu về kiến thức xây dựng cơ bản và các thủ tục pháp lý. Xây nhà cần phải được sự cho phép của các cơ quan chức năng mới được tiến hành. Vì thế mà gia chủ hay chủ đầu tư cần nắm rõ, xin giấy tờ như thế nào? Cần những giấy tờ gì? Xin ở đâu?… Đây là một trong Các bước xây dựng nhà ở cần được nắm rõ
Về kiến thức xây nhà, gia chủ có thể lựa chọn tìm hiểu qua:
- Các kiến thức trên Internet
- Qua người từng xây nhà
- Tư vấn từ các đơn vị nhà thầu thi công (thường thì nhà thầu sẽ tư vấn miễn phí cho khách hàng)
3. Các bước xây dựng nhà ở: Làm việc với kiến trúc sư và nhà thầu xây dựng
Kiến trúc sư sẽ đưa ra lời tư vấn chính xác nhất dựa trên các thông tin như sở thích, mục đích, thắc mắc mà khách hàng cung cấp. Thường thì gia chủ sẽ quan tâm tới các nội dung như xin giấy phép, quy mô xây dựng, bố trí mặt bằng thích hợp, chi phí xây dựng tổng thể, vật tư thi công và thời gian xây dựng…
Kiến trúc sư sẽ có trách nhiệm giới thiệu cho gia chủ những thiết kế vừa túi tiền. Bạn cần phải chia sẻ các thông tin một cách kỹ càng để họ có thể cung cấp những ý tưởng thiết kế tốt nhất!
Qua quá trình làm việc, bạn có thể đánh giá tổng quát về độ uy tín và chuyên nghiệp của nhà thầu, xác đinh xem họ có đáp ứng đúng nhu cầu của mình hay không để ký kết hợp đồng thiết kế và thi công trọn gói.
4. Các bước xây dựng nhà ở: Xây dựng phần thô
Móng là công đoạn thi công đầu tiên, Móng phải chắc thì những điều còn lại mới có giá trị. Có một số loại móng nhà như: móng đơn, móng băng, móng bè, móng cọc… Tuy đây là việc của nhà thầu, nhưng gia chủ và chủ đầu tư cần phải giám sát thi công để xác định mọi thứ đúng với bản vẽ đưa ra. Các công đoạn khác không thể thiếu như: hầm tự hoại, hố ga; đan thép, ghép cốp pha, đổ bê tông cột, dầm, sàn; xây tường gạch ống; xây tô tường. Đây chính là phần quan trọng để có thể giúp cho ngôi nhà vững chãi nhất.
5. Hoàn thiện công đoạn xây dựng
Phần hoàn thiện gồm rất nhiều công việc, ảnh hưởng đến giá trị thẩm mỹ lẫn công năng tiện ích sử dụng của ngôi nhà. Các hạng mục chính như là: ốp lát gạch, đá; thi công trần; sơn nhà; lắp đặt cửa sổ, cửa đi, cửa chính; hệ thống điện nước…
Kiến trúc bên ngoài chính là bộ mặt của cả ngôi nhà. Do đó ngôi nhà cần hài hòa các yếu tố như mái nhà, sơn tường, kiến trúc và tránh sự đối chọi quá “gắt” làm mất đi vẻ đẹp của ngôi nhà. Gia chủ cố gắng giữ nguyên kiến trúc đã chốt với kiến trúc sư để nó giống với bản thiết kê 3D cuối cùng.
Vật tư hoàn thiện là do gia chủ quyết định, do đó bạn cần phải xác định chi phí và nhu cầu của gia đình để lựa chọn vật tư phù hợp. Cần phối hợp với bên thi công công trình để không làm gián đoạn quá trình thi công, Đây cũng là 1 trong Các bước xây dựng nhà ở mà bạn cần ghi nhớ.
6. Các bước xây dựng nhà ở không thể thiếu Sắm sửa nội thất
Dĩ nhiên một ngôi nhà đẹp thì không thể thiếu nội thất. Việc sắp xếp nội thất một cách khoa học sẽ làm tăng vẻ quyến rũ của ngôi nhà bạn. Một vài phong cách, xu hướng thiết kế nội thất thường được để ý là:
- Phong cách nội thất hiện đại: Đơn giản, vừa phải, chỉ dùng 3 màu chính (màu nền, màu chủ đạo và màu nhấn), Chú trọng đến hình khối, bố cục không gian của ngôi nhà.
- Phong cách nội thất cổ điển: Nổi bật với sự cầu kỳ, tỉ mỉ, sang trọng của nội thất. Phong các cổ điển thường chú trọng các chất liệu tự nhiên, lộng lẫy như gỗ, đá marble, granite…
- Phong cách nội thất tân cổ điển: Giản lược so với phong cách cổ điển, bớt đi sự rườm rà. Bàn ghế sử dụng chất liệu tự nhiên như gỗ được ưa chuộng. Các màu sắc như kem, be, trắng… được dùng nhiều cho phong cách này.
- Phong cách Indochine: Phong cách Indochine sử dụng các chất liệu chính như tre, mây, gỗ cùng kim loại hiện đại, màu sắc đậm chất nhiệt đới cùng các món đồ nội thất mang hơi thở văn hóa Á Đông cùng với sự hiện đại, lãng mạn Pháp.
7. Các bước xây dựng nhà ở: Nghiệm thu công trình
Đây là 1 trong các bước xây dựng nhà ở cuối cùng trước khi đi vào sử dụng nhà ở. Gia chủ cần phải xem xét kỹ càng công trình để xác định xem có sự sai xót nào và có điều gì cần giải quyết, sau đó là tính toán ngân sách chi phí và quyết toán cho bên đơn vị thầu xây dựng.
Để có được ngôi nhà đẹp, Gia chủ cần phải tốn thời gian chuẩn bị mọi thứ chu đáo ngay trước khi xây dựng. Phải tìm một đơn vị uy tín để có thể mang đến một ngôi nhà tốt nhất! Trên đây chính là các bước xây dựng nhà ở không nên bỏ qua!