Mục lục bài viết
Bánh xe màu sắc là một công cụ tuyệt với trong ngành nghệ thuật, thời trang và thiết kế. Nó là cơ sở giúp designer hay fashionista dựa vào để phối màu trong thiết kế, tạo ra các sản phẩm hài hòa về màu sắc. Trong bài viết này, AWE sẽ giúp bạn tìm hiểu về tính ứng dụng của bánh xe màu sắc trong thực tế cuộc sống ngày nay. Cùng tìm hiểu nhé!
Bánh xe màu sắc là gì?
Bánh xe màu sắc (color wheel) hay vòng trong màu là công cụ trực quan biểu thị mối quan hệ giữa các màu sắc trong tự nhiên. Màu sắc trên bánh xe được sắp xếp theo sắc độ khác nhau theo màu cầu vồng. Trên bánh xe màu có 12 màu chủ đạo chia thành hình nan quạt, chia thành 8 cấp độ sắc màu và màu nhạt dần khi gần tâm vòng tròn.
Bánh xe màu là nền tảng quan trọng trong mỹ thuật và thiết kế, hỗ trợ người học và người làm nghề phối màu một cách bài bản, thay vì chỉ dựa vào cảm tính. Dựa trên bánh xe màu, các nhà thiết kế có thể xác định cách kết hợp màu sao cho hài hòa, nổi bật hoặc tạo điểm nhấn thị giác phù hợp với mục tiêu thẩm mỹ.
Bánh xe màu sắc
Nguồn gốc của bánh xe màu sắc
Bánh xe màu được xây dựng dựa trên các nguyên lý quang học do nhà bác học Isaac Newton phát hiện vào cuối thế kỷ XVII. Ông đã phân tích ánh sáng trắng bằng lăng kính, phát hiện ra quang phổ gồm bảy màu cơ bản và từ đó phát triển mô hình bánh xe màu đầu tiên. Qua nhiều thế kỷ, bánh xe màu tiếp tục được các nhà nghiên cứu và nghệ sĩ hoàn thiện để trở thành công cụ trực quan mà người học thiết kế sử dụng rộng rãi hiện nay.
Cấu tạo của bánh xe màu sắc
Bánh xe màu thường được chia thành ba cấp độ chính:
Màu cấp 1
Màu cấp 1 gồm ba màu cơ bản: đỏ, vàng và xanh dương. Đây là những màu gốc, không thể tạo ra bằng cách pha trộn bất kỳ màu nào khác. Trong thiết kế, màu cấp 1 đóng vai trò nền tảng, là khởi điểm để xây dựng các hệ màu phức tạp hơn. Khi sử dụng trực tiếp, chúng thường tạo cảm giác nổi bật, rõ ràng và đầy năng lượng. Màu đỏ gợi sự mạnh mẽ, màu vàng tượng trưng cho sự ấm áp và màu xanh dương mang đến sự tin cậy, điềm tĩnh.
Màu cấp 1
>>> Xem thêm: Màu tím là màu nóng hay màu lạnh
Màu cấp 2
Màu cấp 2 bao gồm cam, xanh lá và tím. Những màu này được tạo ra bằng cách pha trộn hai màu cấp 1. Ví dụ, đỏ kết hợp với vàng tạo ra cam; vàng với xanh dương cho ra xanh lá; đỏ với xanh dương tạo nên tím. Màu cấp 2 thường mang đặc tính trung hòa giữa hai màu gốc, nên có thể sử dụng để làm cầu nối giữa các nhóm màu trong thiết kế. Chúng linh hoạt hơn trong việc tạo cảm giác nhẹ nhàng, tươi mới hoặc nổi bật tùy vào cách phối hợp.
Màu cấp 2
Màu cấp 3
Màu cấp 3 là kết quả của việc pha trộn giữa một màu cấp 1 và một màu cấp 2 liền kề trên bánh xe màu sắc. Một số ví dụ tiêu biểu gồm: đỏ cam, vàng cam, vàng lục, xanh lam, lam tím và đỏ tím. Màu cấp 3 có sắc thái phức tạp hơn, mang tính biểu cảm và giàu chiều sâu hơn so với màu cấp 1 và 2. Trong thiết kế, các màu này thường được dùng để làm màu phụ hoặc màu nhấn, giúp tạo điểm nhấn tinh tế, cân bằng bảng màu tổng thể và tăng chiều sâu thị giác cho sản phẩm.
Màu cấp 3
>>> Xem thêm: Màu đen là mùa nóng hay màu lạnh
6 nguyên tắc cơ bản khi phối màu trên bánh xe màu sắc
Sử dụng bánh xe màu đúng cách sẽ giúp người thiết kế kiểm soát được bảng màu và tránh tình trạng phối màu thiếu hài hòa. Dưới đây là 6 nguyên tắc phối màu phổ biến dựa trên cấu trúc bánh xe màu sắc. Để hiểu rõ hơn về nguyên tắc phối màu, bạn nên đọc thêm bài viết: Nguyên tắc phối màu trong thiết kế
Monochromatic – Phối màu đơn sắc
Phối màu đơn sắc sử dụng nhiều sắc độ khác nhau của cùng một màu. Cách phối này giúp tạo sự đồng bộ, thanh lịch và tối giản. Rất phù hợp trong thiết kế nội thất hiện đại, giao diện số và các thương hiệu mang tính tối giản.
Nguyên tắc phối màu đơn sắc
Analogous – Phối màu tương đồng
Phối màu tương đồng kết hợp các màu nằm cạnh nhau trên bánh xe màu. Nhóm màu này thường cùng tông, tạo cảm giác hài hòa, tự nhiên. Đây là lựa chọn an toàn cho các thiết kế có mục tiêu gợi cảm xúc nhẹ nhàng, thư giãn.
Nguyên tắc phối màu tương đồng
Complementary – Phối màu bổ túc trực tiếp
Phối màu bổ túc trực tiếp sử dụng hai màu đối diện nhau trên bánh xe màu. Kỹ thuật này tạo độ tương phản mạnh mẽ, phù hợp với thiết kế quảng cáo, poster hoặc các sản phẩm cần gây ấn tượng thị giác mạnh. Trong xu thế thời trang, những người có các tính nổi loạn rất thích phong cách phối màu này.
Nguyên tắc phối màu bổ túc trực tiếp
Split Complementary – Phối màu bổ túc xen kẽ
Phối màu bổ túc xen kẽ sử dụng một màu chủ đạo kết hợp với hai màu liền kề của màu đối diện trên bánh xe màu. Phong cách này giữ được sự nổi bật mà vẫn đảm bảo độ hài hòa, dễ sử dụng hơn phối màu bổ túc trực tiếp và tạo cảm giác hài hòa hơn.
Nguyên tắc phối màu bổ túc xen kẽ
Triadic – Phối màu bổ túc bộ ba
Phối màu bộ ba dùng ba màu cách đều nhau trên bánh xe. Cách phối này tạo sự cân bằng giữa độ tương phản và hài hòa. Phù hợp với thiết kế dành cho đối tượng trẻ, năng động hoặc các ứng dụng đa phương tiện. Bỏi vì quá dễ sử dụng nên đôi khi cách phối màu này tạo cảm giác nhàm chán và dễ đoán khi không có điểm nổi bật trong phong cách phối màu.
Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ 3
Tetradic – Phối màu bổ túc bộ bốn
Phối màu bộ bốn là tổ hợp hai cặp màu bổ túc trực tiếp (cặp màu tương phản). Đây là kỹ thuật phối màu nâng cao, đòi hỏi khả năng kiểm soát bảng màu tốt để tránh rối mắt. Nếu biết sử dụng hợp lý, đây là công cụ mạnh mẽ để tạo chiều sâu và độ phong phú cho thiết kế.
Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ bốn
Ứng dụng của bánh xe màu sắc trong đời sống
Không chỉ trong thiết kế đồ họa hay nội thất, bánh xe màu còn có ứng dụng thực tiễn trong nhiều lĩnh vực đời sống, từ thời trang đến thẩm mỹ.
Bánh xe màu sắc trong thời trang và phối đồ
Người làm thời trang sử dụng bánh xe màu để phối trang phục theo mùa, theo cá tính hoặc theo chủ đề. Việc kết hợp màu sắc không còn dựa vào cảm tính mà có cơ sở rõ ràng, giúp bộ trang phục có điểm nhấn và cân bằng thị giác. Các nguyên tắc như bổ túc trực tiếp hoặc tương đồng thường được áp dụng để tạo phong cách rõ nét.
Những bộ trang phục tuân theo quy tắc phối màu dựa trên bánh xe màu sắc mang đến cảm giác hài hóa và ấn tượng. Tùy vào từng phong cách thời trang sẽ phù hợp với kiểu phối màu nhất định.
Bánh xe màu sắc trong thời trang và phối đồ
Bánh xe màu sắc trong thiết kế nội thất
Trong thiết kế nội thất, bánh xe màu giúp kiến tạo không gian theo cảm xúc mong muốn. Màu nóng gợi sự năng động, màu lạnh mang lại cảm giác thư giãn. Phối màu theo nguyên tắc tam giác hoặc bổ túc xen kẽ giúp duy trì sự cân bằng tổng thể mà không nhàm chán.
Bánh xe màu sắc trong thiết kế nội thất
Bánh xe màu sắc trong thiết kế đồ họa
Với thiết kế đồ họa, việc sử dụng đúng bảng màu là yếu tố sống còn trong nhận diện thương hiệu, truyền thông thị giác và trải nghiệm người dùng. Bánh xe màu là công cụ nền tảng để xây dựng hệ màu nhất quán giữa logo, website, ấn phẩm in ấn.
Nếu sử dụng thuần thục bánh xe màu sắc sẽ giúp Designer tạo ra các ấn phẩm ấn tượng và độc đáo.
Bánh xe màu sắc trong thiết kế đồ họa
Bánh xe màu sắc trong thiết kế kiến trúc
Kiến trúc sư sử dụng bánh xe màu để điều phối ánh sáng, vật liệu và không gian. Việc phối màu hài hòa trong từng khối kiến trúc giúp tăng tính thẩm mỹ và giá trị sử dụng của công trình.
Bánh xe màu sắc trong makeup
Người làm nghề trang điểm sử dụng bánh xe màu để điều chỉnh tông da, tạo khối và chọn màu son – phấn mắt phù hợp. Đây là ứng dụng mang tính kỹ thuật nhưng ảnh hưởng trực tiếp tới cảm quan thẩm mỹ của khách hàng.
Bánh xe màu sắc trong makeup
Bánh xe màu sắc trong phun xăm
Trong phun xăm thẩm mỹ, bánh xe màu được dùng để trung hòa sắc tố da, sửa màu lông mày, môi hoặc điều chỉnh màu xăm cũ. Những nguyên tắc bổ túc và tương đồng là kiến thức căn bản giúp kỹ thuật viên kiểm soát kết quả sau khi lên màu.
Hơn nữa, khi thợ xăm biết cách phối màu sẽ giúp họ tạo các hình xăm đẹp mắt, độc đáo và có chiều sâu hị giác rõ rệt. Xem thêm bài viết: bánh xe màu sắc trong phun xăm để biết thêm thông tin.
Kết luận
Bánh xe màu sắc là công cụ cơ bản nhưng có sức ảnh hưởng lớn trong mọi lĩnh vực liên quan đến thẩm mỹ và thị giác. Dù bạn là nhà thiết kế, người làm nghề làm đẹp, hay chỉ đơn giản muốn phối đồ tinh tế hơn mỗi ngày, hiểu về bánh xe màu sẽ giúp bạn làm chủ màu sắc và sáng tạo hơn. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của AWE.