6 Nguyên Tắc Phối Màu Trong Thiết Kế và Kiểu Phối Màu Cơ Bản

6 cách phối màu trong thiết kế và gợi ý 10+ kiểu phối màu cơ bản

Trong thiết kế, màu sắc không chỉ đơn giản là yếu tố thị giác, đó còn là cách các nhà thiết kế truyền tải thông điệp thông qua sản phẩm của mình. Phối màu trong thiết kế là kỹ năng bắt buộc mà designer nào cũng cần biết. Bài viết này, AWE sẽ giúp bạn tìm hiểu 6 nguyên tắc phối màu trong thiết kế cơ bản nhất và gợi ý 10 kiểu phối màu hay sử dụng nhất, cùng tìm hiểu nhé!

Trước khi tìm hiểu cách phối màu trong thiết kế, bạn cần tìm hiểu qua bánh xe màu sắc trong thiết kế là gì và tính ứng dụng của bánh xe màu trong thiết kế nhé!

Nguyên tắc số 1: Monochromatic – Phối màu đơn sắc

Phối màu đơn sắc là cách phối màu cơ bản và dễ sử dụng nhất. Bạn chỉ cần lựa chọn một màu chủ đạo và các sắc độ, độ sáng – tối, độ bão hòa khác nhau của màu đó. Kiểu phối màu này tạo nên sự đồng nhất, thanh lịch và tối giản trong thiết kế, giúp tập trung hơn vào các yếu tố chính. 

Trong thiết kế kiến trúc, nội thất hay giao diện UI/UX, phối màu đơn sắc mang lại cảm giác gọn gàng và dễ chịu hơn.

6 Nguyên Tắc Phối Màu Trong Thiết Kế

Nguyên tắc phối màu đơn sắc

Nguyên tắc số 2: Analogous – Phối màu tương đồng

Phối màu tương đồng là cách phối 3 màu nằm cạnh nhau trên bánh xe màu sắc. Chúng thường có cùng tone, tạo cảm giác hài hòa và tự nhiên. So với phối màu đơn sắc, phối màu tương đồng tạo cảm giác phong phú về màu sắc hơn. 

Khi sử dụng cách phối màu này, bạn nên lựa chọn một màu chủ đạo, một màu làm điểm nhấn và một màu dành cho các chi tiết phụ sẽ tạo cảm giác hài hòa hơn cho thiết kế. Nguyên tắc phối màu này thường được dùng nhiều trong thiết kế nội thất, thiết kế cảnh quan tạo sự thư giãn bởi tạo được dòng chảy màu sắc liền mạch nhau.

6 Nguyên Tắc Phối Màu Trong Thiết Kế

Nguyên tắc phối màu tương đồng

Nguyên tắc số 3: Complementary – Phối màu bổ túc trực tiếp

Phối màu bổ túc trực tiếp là cách kết hợp 2 màu đối diện nhau trong bánh xe màu sắc. Đây thường là cặp màu tương phản để tạo sự đối lập và gây ấn tượng mạnh. Cách phối màu này phù hợp khi thiết kế poster quảng cáo hay bao bì sản phẩm, bạn nên lựa chọn thêm 1 màu trung tính để kết hợp với cặp màu tương phản.

6 Nguyên Tắc Phối Màu Trong Thiết Kế

Nguyên tắc phối màu bổ túc trực tiếp

Bài viết liên quan: Màu nóng và màu lạnh trong thiết kế. Ảnh hưởng trong thiết kế như thế nào?

Nguyên tắc số 4: Split Complementary – Phối màu bổ túc xen kẽ

Phối màu bổ túc xen kẽ thay vì sử dụng màu đối diện trực tiếp, nguyên tắc này sử dụng màu chủ đạo và 2 màu kế cận của màu đối diện. Điều này tạo nên một bộ màu không quá đối lập nhưng đủ nổi bật và ấn tượng để tạo ra những điểm nhấn rõ ràng trong thiết kế.

Để dễ hình dung hơn, ví dụ bạn lựa chọn màu chủ đạo là màu xanh dương, thay vì lựa chọn màu đối diện trực tiếp là màu vàng thì bạn sẽ lựa chọn màu vàng nhạt và màu vàng cam.

6 Nguyên Tắc Phối Màu Trong Thiết Kế

Nguyên tắc phối màu bổ túc xen kẽ

Nguyên tắc số 5: Triadic Complementary – Phối màu bổ túc bộ ba

Phối màu bổ túc bộ ba hay còn gọi là phối màu tam giác là cách lựa chọn 3 màu cách đều nhau trên bánh xe màu. Kiểu phối màu này tạo ra sự cân bằng, sự tương phản và cũng tạo ra sự đối lập giữa các màu sắc trong một thiết kế.

Tuy cách phối màu này rất dễ sử dụng và khá phổ biến trong thiết kế nhưng vì quá an toàn nên tạo cảm giác nhàm chán, dễ đoán trong thiết kế. 

6 Nguyên Tắc Phối Màu Trong Thiết Kế

Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ 3

Nguyên tắc số 6: Tetradic Complementary – Phối màu bổ túc bộ bốn

Phối màu bổ túc bộ bốn như một kiểu phối màu nâng cao và khá khó kiểm soát khi phối màu trong thiết kế. Cách phối màu này sử dụng 4 màu bổ túc trực tiếp với nhau để tạo thành 2 cặp màu bổ túc trực tiếp.

Để tránh rối loạn màu sắc trong thiết kế, hãy lựa chọn một màu làm chủ đạo và 3 màu còn lại sẽ là màu bổ sung. Bên cạnh đó hãy chú ý cân bằng giữa màu lạnh và màu nóng trong thiết kế.

6 Nguyên Tắc Phối Màu Trong Thiết Kế

Nguyên tắc phối màu bổ túc bộ bốn

Các lỗi phổ biến khi phối màu trong thiết kế

Ngay cả những người thiết kế lâu năm nếu chủ quan cũng có thể mắc lỗi khi phối màu trong thiết kế. Bạn cần tìm hiểu các lỗi này và biến thành kinh nghiệm của bản thân khi thiết kế:

Bật mí các công cụ phối màu hiệu quả

Hiện nay, có nhiều công cụ cho phép bạn phối màu và lựa chọn màu sắc trực tuyến. Bạn có thể tham khảo một vài công cụ sau:

6 Nguyên Tắc Phối Màu Trong Thiết Kế

Các công cụ phối màu phổ biến

Bài viết liên quan: Bảng màu Pastel trong thiết kế nội thất

Gợi ý 10+ kiểu phối màu cơ bản dành cho dân thiết kế

Các kiểu phối màu cơ bản trong thiết kế

Phối màu theo nguyên tắc bộ 3

Các kiểu phối màu cơ bản trong thiết kế

Phối màu theo nguyên tắc màu tường đồng

Các kiểu phối màu cơ bản trong thiết kế

Phối màu theo nguyên tắc màu đơn sắc

Các kiểu phối màu cơ bản trong thiết kế

Phối màu theo nguyên tắc bộ 3

Các kiểu phối màu cơ bản trong thiết kế

Phối màu theo nguyên tắc bổ túc trực tiếp

Các kiểu phối màu cơ bản trong thiết kế

Phối màu theo nguyên tắc đơn sắc

Các kiểu phối màu cơ bản trong thiết kế

Phối màu theo nguyên tắc bổ túc xen kẽ

Các kiểu phối màu cơ bản trong thiết kế

Phối màu theo nguyên tắc bổ túc trực tiếp

Các kiểu phối màu cơ bản trong thiết kế

Phối màu theo nguyên tắc màu tương đồng

Các kiểu phối màu cơ bản trong thiết kế

Phối màu theo nguyên tắc tổ túc xen kẽ

Phối màu trong thiết kế là bước quan trọng để tạo ra một thiết kế đẹp, chuẩn và truyền tải đúng thông điệp trong mỗi sản phẩm. Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu và vận dụng được quy luật phối màu trong thiết kế. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.

Subscribe
Notify of
guest

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments

Tin liên quan

Tuổi Giáp Dần 1974 làm nhà năm 2025 tốt không?
Bánh xe màu sắc và tính ứng dụng trong phối đồ và thiết kế thời trang
6 cách phối màu trong thiết kế và gợi ý 10+ kiểu phối màu cơ bản
Thông tin tuyển sinh hệ nghề Chính quy trường đào tạo thiết kế AWE
Tìm hiểu 5 nguyên lý thiết kế kiến trúc cơ bản nhất
Khám phá 15+ phần mềm thiết kế nội thất bằng AI miễn phí đáng sử dụng nhất 2025
Lộ trình học thiết kế nội thất cơ bản cho người mới
10 lý do Designer nên học AI. Liệu Designer có bị AI thay thế hay không?
10 xu hướng thiết kế sẽ lên ngôi năm 2025. Tác động của AI tới ngành thiết kế
10+ ý tưởng thiết kế nội thất độc và sáng tạo nhất 2025
Generative AI là gì? Ứng dụng và cơ hội khi sử dụng công nghệ này
Cách ứng dụng Gen AI trong thiết kế kiến trúc và đồ họa
DMCA.com Protection Status