8 nét đặc trưng trong tư duy thiết kế nội thất Nhật Bản

8 nét đặc trưng trong tư duy thiết kế nội thất Nhật Bản

Nhật Bản là đất nước với nền kinh tế phát triển, nổi tiếng với nhiều ngành nghề và công nghệ hiện đại. Trong thiết kế nội ngoại thất phong cách Nhật Bản có những nét đặc trưng riêng mang đậm dấu ấn văn hóa, dân tộc và con người nơi đây.

Các công trình luôn được đảm bảo bởi chất lượng nhưng không thiếu tính sáng tạo, thẩm mỹ và đảm bảo công năng, các công trình của họ dựa trên sự đơn giản mà hiệu quả, sáng tạo mà chắc chắn. Dưới đây là một số nét đặc trưng về tư duy thiết kế nội thất mang phong cách Nhật Bản bạn nên sưu tầm và củng cố cho thiết kế của mình.
Bạn cũng có thể tìm hiểu cách lấy học bổng du học nhật bản ngành thiết kế nội thất để có cơ hội nghiên cứu và học tập trên chính đất nước nhật bản.

1. Tông màu trắng và sáng

Những mảng tường sơn trắng, sàn gỗ, thiết bị nội thất sáng màu… ở mức độ vừa đủ, được kết hợp ăn ý và sắp đặt trật tự, mang lại cảm giác sạch sẽ, thư thái. Màu trắng và sắc độ sáng của các loại gỗ tự nhiên (gỗ phong, gỗ bách,…) chính là hai yếu tố đặc trưng trong phong cách thiết kế nội thất của Nhật Bản.

2. Yêu chuộng thủ công

Văn hóa Nhật Bản ngày nay vẫn luôn chịu nhiều ảnh hưởng bởi Shokunin Kishitsu (Tinh thần Nghệ nhân). Dù cho ở bất kì ngành nghề nào, người Nhật trân trọng và tự hào những tác phẩm được tạo ra từ chính đôi bàn tay, với tính thẩm mĩ, sự tỉ mỉ trong từng chi tiết cũng như độ bền vững. Vì vậy mà không gian sống của họ càng trở nên giá trị bởi những món đồ trang trí nội thất thủ công hoàn hảo.

Hãy mạnh dạn đầu tư vào những món đồ được làm bằng tay đắt giá và chúng sẽ làm đẹp cho ngôi nhà bạn suốt cuộc đời!

3. Hòa hợp không gian trong – ngoài

Yêu thích sự tự nhiên từ hơi thở riêng của mỗi mùa trong năm đem lại, người Nhật không chỉ xem không gian bên trong bốn bức tường là “nhà” mà cả không gian bên ngoài cũng là phần thưởng mà thiên nhiên đã ban cho họ.Có thể dễ dàng nhận ra đặc trưng trong nội thất Nhật Bản.

Những kiểu cửa trượt Shoji với giấy dán mờ, khung gỗ, màn tre nứa,… giúp duy trì nhiệt độ mát mẻ vào mùa hè, hòa hợp với không gian ngoài trời đảm bảo sự riêng tư và nguồn sáng; mùa đông vừa đủ ấm cúng.

4. Tạo ra những góc nhỏ riêng tư

Như đã biết, người Nhật yêu sự tĩnh lặng và những không gian cá nhân. Dù là trong một biệt thự rộng lớn hay căn hộ nhỏ hẹp, họ cũng sẽ sắp đặt riêng một khoảng vừa đủ dành cho những giây phút thư giãn chỉ của riêng mình như những góc tường, cầu thang, bệ cửa sổ, gác xếp,… với nhiều ánh sáng và cây xanh.

5. Sống xanh

Giữa cuộc sống bề bộn ngày nay, con người luôn có xu hướng quay về với vòng tay của mẹ thiên nhiên. Việc mang thiên nhiên vào không gian sống là tiêu chí thiết kế của hầu hết các công trình ở mọi nền văn hóa khác nhau, đặc biệt với người Nhật, khi mà ngành điện tử, công nghiệp của họ phát triển mạnh mẽ, nhà cao tầng mọc lên ở khắp nơi.

6. Ứng dụng vật liệu tre

Vật liệu tre vốn thân thiện, gần gũi với nền văn hóa của các nước Châu Á và cũng đã được sử dụng rất nhiều trong trang trí nội thất, thậm chí là các công trình kiến trúc quy mô lớn.

Vật liệu tre lại càng là một lựa chọn phù hợp, tương thích, hỗ trợ đắc lực cho tư duy thiết kế, phong cách sống riêng của người Nhật. Đặc biệt tre cung cấp luồng không khí mát lành khi nhiệt độ bắt đầu tăng, rất quan trọng trong mùa hè ẩm ướt của Nhật Bản.

Dùng tre làm trang trí hay những bước tường ngăn cách, tạo không gian,… đều là những ứng dụng tinh tế trong nội thất Nhật Bản.

7. Luôn có chỗ cho những đôi giày

Mong muốn tạo ra một không gian sống trông thật sạch sẽ, gọn gàng, khi mà trong văn hóa Nhật Bản vẫn luôn duy trì thói quen sinh hoạt ngồi bệt xuống sàn, chiếu, sử dụng bàn ghế thấp,… những ngôi nhà của người Nhật luôn chú ý sắp xếp một góc riêng cho một tủ đựng giày.

Chi tiết nhỏ nhưng lại khiến cho toàn bộ việc sắp đặt nội thất trở nên hoàn hảo. Kết hợp một tủ giày bên dưới chân cầu thang cũng là một sự sáng tạo thú vị.

Trân trọng những khoảng trống

Các thiết kế của Nhật Bản luôn cố gắng chinh phục sự tinh tế và cân bằng, “less is more” (ít hơn nghĩa là nhiều hơn) và điều này được tạo ra chính từ những khoảng trống.

Hãy thử học cách bỏ đi thay vì thêm vào, không gian trống trong một ngôi nhà sẽ là nơi kích hoạt trí tưởng tượng, đem lại sự thanh thản cho tâm trí, hoặc đơn giản chỉ là nơi để bạn hít thở.

Nguồn: http://arcpub.vn

Subscribe
Notify of
guest

Captcha loading...

0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments

Tin liên quan

Tự học vẽ 3D Sketchup – Nên hay không?
Học Sketchup cơ bản: Hướng dẫn A-Z cho người mới bắt đầu
Bật mí 5 trung tâm đào tạo 3Ds Max “đỉnh” nhất hiện nay
Con gái không học đại học thì nên làm gì? 5+ Lựa chọn TỐT NHẤT
Khóa học chứng chỉ thiết kế nội thất dành cho mọi đối tượng
Con gái có nên học thiết kế nội thất? Hé lộ tiềm năng & cơ hội
Học hết cấp 3 nên học nghề gì ổn định và thu nhập cao?
Lớp học AutoCAD online: Nâng tầm kỹ năng thiết kế – AWE
6 cách tư duy thiết kế nội thất bạn cần biết
Học AutoCAD online uy tín, chất lượng cùng AWE
Học AutoCAD từ A đến Z: Hướng dẫn toàn diện cho người mới bắt đầu
Học diễn họa kiến trúc: A-Z những điều cần biết
DMCA.com Protection Status