Lộ Trình Học Thiết Kế Đồ Họa Tại Nhà là gì? Khi mới bắt đầu tự học bất cứ thứ gì, bạn thường bị rơi vào vòng luẩn quẩn nên học gì trước, học cái này như thế nào… rất nhiều điều làm bạn từ bỏ. Với thiết kế đồ họa cũng thế, hôm nay tôi sẽ gửi đến cho các bạn một lộ trình học tại nhà để các bạn định hình rõ hơn con đường học cho bản thân nhé!
Lộ Trình Học Thiết Kế Đồ Họa Tại Nhà
Kỹ năng vẽ tay thủ công
Dĩ nhiên là bạn không cần phải học vẽ chuyên nghiệp như một họa sỹ chuyên nghiệp, nhưng bạn vẫn cần phải có kỹ năng vẽ tay thủ công để có thể phác thảo ý tưởng của bản thân một cách nhanh chóng trước khi đưa lên các phần mềm thiết kế chuyên nghiệp.
7 yếu tố cơ bản của thiết kế đồ họa
7 yếu tố dưới đây là những yếu tố cần có để có thể học trong Lộ Trình Học Thiết Kế Đồ Họa Tại Nhà . Nếu hiểu rõ được các yếu tố này là tốt nhất!
- Line: Các đường nét có thể tổ chức thông tin, hỗ trợ truyền tải ý nghĩa, thông điệp, ngụ ý các chuyển động… qua các hình thức
- Nằm ngang, nằm dọc hoặc nằm chéo;
- Dạng thẳng, dạng cong hay dạng tự do;
- Uốn lượn, ngoằn ngoèo hoặc gấp khúc;
- Liên tiếp hoặc đứt đoạn;…
- Hình dạng (Shape): Hai dạng hình khối trong đồ họa thường gặp đó là:
- Hình khối hình học (dạng 2 chiều hoặc 3 chiều) như tam giác, hình vuông, hình chữ nhật, hình đa giác, hình tròn, hình cầu,…
- Hình khối tự nhiên bao gồm các hình dạng tự nhiên như là lá cây, tinh thể, dây leo,… hoặc các hình dạng trừu tượng như đốm màu, ngoằn ngoèo…
- Màu sắc (Color): Màu sắc là công cụ truyền tải thông điệp và đánh sâu vào thị giác của người nhìn nhất, chúng ta có các màu như là:
- Các màu cơ bản (đỏ, vàng và xanh lam) là các màu thuần sắc, khi trộn chúng theo tỉ lệ, bạn sẽ cho ra các màu sắc khác.
- Màu thứ cấp (tím, xanh lá cây và da cam) là màu khi bạn trộn 2 màu cơ bản đỏ + vàng = da cam, xanh lam + đỏ = tím, vàng + xanh lam = xanh lá cây;
- Màu tam cấp (đỏ-cam, vàng-cam, vàng-lục, lam-lục, lam-tím và đỏ-tím) là kết quả khi bạn trộn 1 màu cơ bản với 1 màu thứ cấp với nhau.
- Kết cấu (Texture):diễn tả cảm giác của bề mặt như cứng, mịn, thô, mềm, nhão, bóng, lỳ, phẳng, lồi,…
- Kiểu chữ (Type): Phông chữ cũng là công cụ thu hút người xem, đưa các thông tin đến người xem. Lựa chọn phông chữ cần phù hợp với nội dung, phong cách của hình ảnh.
- Khoảng cách (Space): Không gian phải vừa đủ để chứa hết những điều mà designer muốn thể hiện. Quá chật làm không gian bí bách rối mắt, qua rộng làm không gian thưa thớt.
- Hình ảnh (Image). Hình ảnh mang đến sự sinh động, dễ dàng nhận ra thông điệp qua các hình ảnh (không nói đến tính trừu tượng)
Học các phần mềm thiết kế
Dù tự học thiết kế đồ họa hay học ngoài trung tâm, với Lộ Trình Học Thiết Kế Đồ Họa Tại Nhà thì bạn bắt buộc phải học các phần mềm thiết kế. Cơ bản nhất chính là phần mềm Photoshop và phần mềm Illustrator, đây là 2 phần mềm cơ bản nhất để học và làm thiết kế. Chỉ với 2 phần mềm này, bạn cũng có thể kiếm được cho mình những công việc ngon lành rồi.
Luyện tập thực hành
Bạn không thể nào chỉ một lòng học lý thuyết được, mặc dù lý thuyết là nền tảng, rất quan trọng. Nhưng mà việc thực hành phần mềm lại quan trọng hơn hẳn, vì nếu bạn không thành thạo phần mềm, thì lý thuyết bạn giỏi đến mấy cũng không thể làm gì hết.
Thực hành nhiều sẽ giúp bạn lựa chọn được phương hướng thiết kế bản thân bạn phù hợp như minh họa, UI UX, digital…
Kiến thức kỹ năng bổ trợ
Dĩ nhiên trong Lộ Trình Học Thiết Kế Đồ Họa Tại Nhà, ngoài kiến thức chuyên môn chính về thiết kế đồ họa, thì các kiến thức kỹ năng bổ trợ cũng cần thiết không kém:
- Ngoại ngữ: ngoại ngữ để có thể trao đổi với khách hàng quốc tế theo thị trường bạn làm việc. Đặc biệt là tiếng anh, khi mà ngôn ngữ chung của các phần mềm đều dùng tiếng anh.
- Marketing thương hiệu: tìm kiếm dữ liệu khách hàng, tìm kiếm nhu cầu thị trường và nhu cầu khách hàng sẽ giúp bạn hiểu rõ khách hàng cần gì.
- Thiết kế đồ họa in ấn: Kiến thức này chủ yếu là dành cho các bạn designer chuyên về ấn phẩm in ấn…
- Kỹ năng mềm: Như giao tiếp, quản lý thời gian,… là những kỹ năng mà bạn nên có để dễ dàng giao tiếp với khách hàng
Sáng tạo portfolio
Là một nhà thiết kế, bạn cần làm portfolio sao cho gây được ấn tượng mạnh với nhà tuyển dụng. Dù bạn tự học hay học tại trung tâm, đây là bước cuối cùng trong Lộ Trình Học Thiết Kế Đồ Họa mà tôi muốn gửi đến mọi người.